Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Empty
Bài gửi Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh EmptyĐịa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh   Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh I_icon_minitimeWed May 11, 2011 1:50 pm Bài viết số 1

Theo yêu cầu của anh Lâm (Duclam1979)
Nguồn: Trích từ đồ án tốt nghiệp của anh Trần Vũ Long.
Mọi thắc mắc anh Lâm có thể trao đổi tại đây hoặc liên hệ với anh Long tại phòng dự án Viet as hoặc Bộ môn Địa chất thủy văn - Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
Nội dung:
Trích dẫn :
Vùng nghiên cứu được phủ bởi 90% là các trầm tích bở rời Đệ Tứ, gần 5km2 là các đồi núi rải rác phía Tây Bắc, chúng được cấu tạo bởi các trầm tích Triat sớm, một phần nhỏ là đất đá Neogen. Hàng loạt lỗ khoan trong vùng đã phát hiện dưới trầm tích Đệ Tứ có mặt các đã phun trào thuộc Triat giữa, các đá vụn thô thành phần cacbonat là chủ yếu thuộc Triat dưới.
3.1. Địa tầng.
A. Giới Mezozoi.
3.1.1. Hệ Triat (T).
3.1.1.1. Hệ tầng Hòn Gai (T3 n-r hg).
Thành phần của hệ tầng này chủ yếu là cuội sạn kết, cát kết, bột kết, phiến sét. Các hệ tầng này lộ ra tại các khu vực đồi núi ở phía Tây Bắc vùng nghiên cứu với diện tích khoảng 5km2. Các LK912, LK916, Q115 cũng phát hiện được hệ tầng này dưới lớp phủ Đệ Tứ.
Các lớp đá hạt thô có màu xám trắng, thành phần chủ yếu là hạt thạch anh, thứ yếu là silic, fenpat, vài khoáng vật phụ khác. Xi măng gắn kết là sét, silic, kiểu xi măng lấp đầy lỗ hổng, mức độ mài tròn trung bình đến kém; Kích thước hạt và mức độ đa khoáng tăng dần từ dưới lên, chiều dày các lớp kém ổn định, đá nứt nẻ nhiều, phần trên bị lấp đầy vật liệu phong hoá.
Các lớp đá hạt mịn có màu xám sẫm, xám đen là chủ yếu. Thành phần chính là sét, thứ yếu là thạch anh, xerixit, ít khoáng vật phụ, vật chất than. Càng lên trên mặt cắt, chiều dày và số lượng các lớp này giảm dần. Khối lượng mặt cắt trong vùng thuộc phần trên của dải than Hòn Gai kéo dài từ phía đông tới.
Các hoá đá đặc trưng của hệ tầng là Taeniopteis, Jourdyi, Thaumatopteis cf.
Các trầm tích này có bề dày từ > 100 đến khoảng 300m. Chúng phủ không chỉnh hợp lên các trầm tích nguồn núi lửa hệ tầng Sông Hiến.
B. Giới Kainozoi.
3.1.2. Hệ Neogen (N).
Các trầm tích Neogen trên vùng nghiên cứu không lộ ra trên bề mặt đất mà chỉ được phát hiện trong các lỗ khoan khảo sát. Các lỗ khoan khảo sát của Đoàn 58 ở khu vực Bắc Ninh - Đáp Cầu và lỗ khoan cấp nước của nhà máy ô tô Ford ở phía tây bắc thị xã Hải Dương đã thấy xuất hiện trong lỗ khoan các dấu tích của trầm tích Neogen. Tuy nhiên vẫn chưa có đủ cơ sở để kết luận [9].
LK 820 đã gặp các lớp sét kết, bột kết màu xám nhạt, gắn kết yếu, dính tay, không rõ phân lớp, một ít cuội tảng kết. Đặc trưng thạch học này rất gần gũi với trầm tích trẻ có tuổi Neogen.
3.1.3. Hệ Đệ Tứ (Q).
Phạm vi phân bố chiếm tới 90% diện tích vùng nghiên cứu và là đối tượng nghiên cứu chính, trầm tích Đệ Tứ đã được tiến hành khảo sát có hệ thống trong nhiều năm trong các giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ.
3.1.3.1. Hệ tầng Hà Nội (Q12-3hn).
Các trầm tích của hệ tầng này thường bị các trầm tích của hệ tầng Thái Bình, Hải Hưng và Vĩnh Phúc phủ lên, chỉ lộ ra dưới dạng những dải hẹp xung quanh các chân núi. Tại vùng nghiên cứu, bề dày của hệ tầng này biến đổi từ 0,5m đến 60-70m. Đây là một hệ tầng chứa nước ngầm chủ yếu của vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và của vùng nghiên cứu nói riêng.
Theo nguồn gốc trầm tích, hệ tầng Hà Nội được chia ra như sau:
+Trầm tích sông.
+Trầm tích sông - lũ vùng phủ: Trầm tích của tầng gặp hầu hết trong các lỗ khoan ở vùng vùng nghiên cứu. Chúng nằm ở độ sâu 35.5 - 69.5m, dày 34m và được chia 3 tập:
Tập 1: Cuội sỏi lẫn cuội tảng (kích thước 7 - 10cm đến 15cm), sỏi sạn và rất ít cát bột xen kẽ thuộc tướng lòng sông miền núi. Độ chọn lọc mài tròn từ kém đến trung bình. Bề dày từ 10 - 20cm. Đây là đối tượng chứa nước ngầm phong phú và chất lượng tốt.
Tập 2: Sỏi nhỏ, cát hạt thô, cát bột màu xám vàng, thuộc tướng lòng sông miền núi và chuyển tiếp.
Tập 3: Bột sét, bột cát, màu xám vàng, thuộc tướng bãi bồi, dày 4m, có tuổi Pleitoxen giữa - trên.
3.1.3.2. Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q12vp).
Các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc lộ ra rộng rãi tại phía Bắc vùng nghiên cứu. Bề dày của hệ tầng này biến đổi từ vài mét đến >30m. Do thành phần chủ yếu là các hạt mịn (sét bột) có khả năng thấm nước rất kém nên đây là một tầng chắn rất tốt cho nước của tầng Hà Nội.
Nét đặc trưng của Hệ tầng Vĩnh Phúc là có hiện tượng Laterit yếu màu sắc loang lổ. Đặc điểm về thành phần vật chất của tầng Vĩnh Phúc là có sự chuyển đổi nhanh về thành phần thạch học theo không gian từ sét, sét lẫn bụi chuyển qua cát, bụi cát... Tất cả các thành phần từ thô đến mịn khi lộ ra trên mặt đều bị phong hóa loang lổ. Theo thành phần thạch học tầng Vĩnh Phúc được chia 4 tập:
Tập1: Cuội sỏi, cát, ít bột sét, màu xám vàng chứa di tích tảo nước ngọt. Bề dày 10m. Tập này có nguồn gốc trầm tích sông.
Tập 2: Cát bột, ít sét, màu vàng, thỉnh thoảng gặp trầm tích màu vàng, nâu xám. Trong tập này có các bào tử phấn hoa. Bề dày 33m.
Tập 3: Sét Caolin màu xám trắng, sét bột màu vàng xám, tích tụ dạng hồ sót. Trong trầm tích có chứa phổ phấn, không co yếu tố ngập mặn. Bề dày 2 - 10m.
Tập 4: Sét đen, bột sét màu đen, xám vàng, có nguồn gốc tích tụ ở hồ, đầm lầy. Bề dày 3 - 8m.

3.1.3.3. Hệ tầng Hải Hưng (Q21-2 hh).
Các đá của hệ tầng Hải Hưng phân bố phổ biến tại trung tâm vùng nghiên cứu và lộ ra thành các dải. Trầm tích hệ tầng Hải Hưng bao gồm tích tụ hồ đầm lầy (lbQ21-2 hh1). Tích tụ biển (mQ21-2 hh2). Trầm tích này chia 3 phụ tầng:
+ Phụ tầng dưới (lbQ21-2hh1) Trầm tích được thành tạo vào thời biển tiến, thành phần chủ yếu là sét, sét bột chứa chất hữu cơ màu đen, xám đen. Có nơi phần trên có lớp than bùn dày1-2m. Các lớp trầm tích của phụ tầng phân bố trực tiếp lên bề mặt bào mòn bị phong hóa loang lổ của tầng Vĩnh Phúc. Bề dày của phụ tầng 6 đến 20m.
+ Phụ tầng giữa (lmQ21-2hh2) Trầm tích của phụ tầng này gồm hai nguồn gốc khác nhau:
Trầm tích nguồn gốc hồ lục địa, có thành phần là sét, bột sét màu xám vàng, xám xanh, ở đáy có sạn nhỏ là kết vón oxit sắt. Các trầm tích này phân bố trên các phụ tầng Hải Hưng dưới. Bề dày 2 - 4m, trong thành phần chứa tảo nước ngọt.
Trầm tích nguồn gốc biển có thành phần chủ yếu là sét bột màu xám xanh, xanh lơ, ở đáy có mùn thực vật. Trong trầm tích có chứa hóa thạch biển.
+ Phụ tầng trên (bQ21-2hh3) Trầm tích phụ tầng này có nguồn gốc đầm lầy sau biển tiến và không gặp trong khu vực nghiên cứu. Thành phần là trầm tích sét bột, có ít cát màu đen, chứa than bùn.
3.1.3.4. Hệ tầng Thái Bình (Q23tb).
Các hệ tầng này phân bố tại các vùng đồng bằng trũng, dọc theo các sông ngòi và các vùng trũng. Thành phần chủ yếu là sét, bột, lẫn cát, sét cát, sét gạch ngói. Bề dày của hệ tầng này chỉ vài m đến > 10m, khả năng chứa nước kém. Chúng có nguồn gốc sông và chia 2 phụ tầng:
+ Phụ tầng dưới (a Q23tb 1) Trầm tích phụ tầng này chia 4 tập:
Tập 1: Thành phần là cuội sỏi, cát lẫn ít bột sét màu xám nhạt. Bề dày 1-9m
Tâp 2: Thành phần là cát bột màu nâu, xám nhạt lẫn ít mùn thực vật. Bề dày 3 - 18m
Tâp 3: Thành phần là bột sét lẫn mùn thực vật màu xám, bề dày 1 - 3m.
Tập 4: Trầm tích của tập này có nguồn gốc hồ đầm lầy, thành phần gồm sét lẫn ít mùn thực vật màu nâu xám, có chứa di tích ốc xoắn hiện đại. Tập dày 1m và ít gặp trong khu vực nghiên cứu.
+ Phụ tầng trên (aQ23tb2) Các trầm tích của phụ tầng này có nguồn gốc Aluvi trẻ, phân bố ở khu vực ngoài đê. Chúng là các trầm tích hiện đại, tướng bãi bồi và trầm tích lòng sông. Phụ tầng này chia 2 tập:
Tập 1: Thành phần là cuội, sỏi, cát lẫn ít bột sét màu xám vàng, bề dày 3 - 10m.
Tập 2: Thành phần là bột sét, màu nâu nhạt, chứa ốc, hến, trai nước ngọt và mùn thực vật, khoáng vật sét chủ yếu là Caolinit, Hidromica và Clorit, bề dày 2 - 5m.
3.2. Lịch sử phát triển địa chất [9].
Căn cứ vào các tài liệu giai đoạn trước và các tài liệu thu thập được, vùng nghiên cứu có lịch sử phát triển như sau:
Vào đầu Pecmi muộn, sau một thời kỳ gián đoạn trầm tích và chịu ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo mạnh mẽ vào cuối Pecmi sớm, toàn vùng sụt lún, thực chất bắt đầu thời kỳ hoạt động mãnh liệt của đại Trung sinh trên phạm vi rộng lớn hầu như khắp các đới, chỉ khác biên độ sụt lún và độ sâu đáy trầm tích từng đới.
Trong vùng nghiên cứu, vào các thời kỳ này (P2) thành tạo các tập Silic, đá phiến sét, bột kết nhiễm vôi…
Suốt thời gian còn lại của Triat giữa, phần đới Duyên hải tiếp tục được nâng cao, chịu bóc mòn và là một trong số vùng cung cấp vật liệu trầm tích cho đới An Châu kế cận cho đến thời kỳ đầu của Triat muộn. Phân đới An Châu hình thành hệ tầng Mẫu Sơn.
Trong thời kì này, khi trung tâm đới An Châu tiếp tục sụt lún, thì vùng ven rìa (Núi Thon, Yên Dũng) được nâng lên. Phần đới Duyên Hải sụt lún, tạo thành phần trên hệ tầng Hòn Gai.
Từ Jura đến Kreta… toàn vùng được nâng cao, chịu bóc mòn, cung cấp vật liệu cho đới An Châu (phần trung tâm).
Có lẽ vào Paleogen (P) cùng với các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam, đã hình thành dạng địa hình như ngày nay. Từ đó, địa hình trong các vùng bị phân cắt mãnh liêt, chịu tác dụng bào mòn, xâm thực liên tục cho tới hiện nay.
Vào kỷ Đệ Tứ, các vận động thăng trầm khác nhau ở mỗi giai đoạn kết hợp với các hoạt động tân kiến tạo đã hình thành hai khu Đông Tây có đáy trầm tích chênh nhau tới 20m.
Với những lần sụt lún khác nhau trong kỷ Đệ Tứ, trong vùng chủ yếu thành tạo các lớp trầm tích nguồn gốc lục địa. Vào cuối Đệ tứ muộn xuất hiện thời kỳ biển tiến đáng kể nhất trong Đệ Tứ, hình thành lớp sét biển, có chiều dày khá ổn định và diện phân bố rộng khắp, được nhiều nhà địa chất bàn tới và thống nhất ý kiến ghi nhận sự kiện này.
Các tích tụ gần đây nhất trong vùng vào Holoxen chủ yếu phát triển hồ đầm lầy. Sau cùng là các tích tụ nguồn gốc bồi tích thuộc lưu vực sông Cầu và các sông nhánh.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Empty
Bài gửi Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh EmptyRe: Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh   Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh I_icon_minitimeWed May 11, 2011 1:51 pm Bài viết số 2

Trích dẫn :



Đặc
điểm địa chất thuỷ văn





Căn cứ vào thành phần thạch học, điều
kiện thành tạo và đặc điểm địa chất thuỷ văn của đất đá như: tính thấm, mức độ
chứa nước, các đặc tính thuỷ động lực mà các các kết quả nghiên cứu trước đây cũng
như nghiên cứu vừa qua có thể phân chia vùng nghiên cứu thành các đơn vị chứa nước
và cách nước như sau:


Bảng 4.1. Các phân vị địa chất thuỷ văn khu vực Thuận Thành.


STT

Các
phân vị địa tầng địa chất thuỷ văn

Ký hiệu

1

Lớp cách nước
trong trầm tích Holoxen

LCN 1

2

Tầng chứa nước
trong trầm tích Holoxen

TCN qh

3

Lớp cách nước trầm
tích Pleistonxen - Holoxen

LCN 2

4

Tầng chứa nước áp
lực trong trầm tích Pleistoxen

TCN qp

5

Phức hệ chứa nước
khe nứt trong Triat

PHCN T


4.1. Lớp cách nước trong trầm tích Holoxen (LCN 1).


Lớp thấm nước yếu nằm trên cùng
(LCN1) phủ trực tiếp lên tầng chứa nước qh hoặc đôi nơi phủ lên các phức hệ địa
chất khác nhau phân bố phần lớn diện tích vùng nghiên cứu. Thành phần của chúng
bao gồm các trầm tích không chứa nước hoặc chứa nước yếu của hệ tầng Hải Hưng (Q21-2 hh) là bột,
cát lẫn sét, than bùn, sét caolin, sét gốm sứ và hệ tầng Thái Bình (Q23tb): sét, bột lẫn cát, sét gạch ngói. Do
thành phần đất đá rất đa dạng nên có thể coi đây là lớp thấm nước yếu bên trên.
Chiều dày của lớp này cũng biến đổi rất lớn, trong vùng nghiên cứu có chiều dày
khá mỏng biến đổi từ 2,5m đến 13,5m; trung bình: 6,7m.


4.2. Tầng chứa nước trầm tích Holoxen (TCN qh).


Tầng
chứa nước Holocen (TCNqh) là tầng chứa nước thứ nhất tính từ mặt đất được tạo
thành từ các trầm tích có nguồn gốc khác nhau của hệ tầng Thái Bình (aQIV3tb) và hệ tầng Hải Hưng (l,bQ21-2 hh). Tầng chứa
nước phân bố rộng rãi và liên tục tại khu vực nghiên cứu với bề dày thay đổi từ
8,0m đến 15,0m, trung bình 10m. Các trầm tích thuộc hệ tầng Thái Bình (aQIV3tb) nguồn gốc sông, lộ ra ven các sông ở
vùng nghiên cứu. Thành phần thạch học chủ yếu gồm sét, bột lẫn cát hoặc sét pha
cát, trong sét, bột có mùn thực vật. Chiều dày của chúng biến đổi từ vài mét đến
10 - 15m. Các trầm tích thuộc hệ tầng Hải Hưng có nguồn gốc sông biển hoặc đầm
lầy biển gồm 2 phần : Phần dưới là cát, bột, sét dày 4,1m, phần trên là bột,
cát lẫn sét còn các trầm tích đầm lầy bùn chủ yếu là bột, sét đen, cát, than
bùn và mùn thực vật chứa các di tích hữu cơ. Tầng này phân bố chủ yếu ở trung
tâm vùng nghiên cứu chúng nằm dưới tầng Thái Bình và phủ lên trên tầng Vĩnh
Phúc, Hà Nội như tại các khu vực dọc sông Đuống. Các lỗ khoan bơm thí nghiệm
cho thấy : tỷ lưu lượng từ 0,01 - 0,2l/sm, trong đó đa phần < 0,1 l/sm ; hệ
số thấm K = 0,34 - 10m/ng. Nước không áp, độ sâu mực nước tĩnh dao động theo
mùa, mùa mưa Ht = 0,5 - 1m, mùa khô Ht = 3 - 5m. Căn cứ
vào kết quả điều tra Địa chất thuỷ văn tại các giếng khoan nông và giếng đào cũng
như tài liệu đo địa vật lý vừa qua, có thể phân chia tầng chứa nước này thành
hai vùng như sau:


Vùng 1: Phân bố ở trung tâm vùng
nghiên cứu. Diện tích vùng này chiếm khoảng 100km2. Chiều dày của tầng
chứa nước biến đổi từ 8,0 đến 14,8m trung bình 10m. Mặt cắt thuỷ địa hoá điển
hình của vùng là nước của các tầng chứa nước qh và qp đều nhạt. Nước có chất lượng
khá tốt, nước trong, vị nhạt. Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là nước mưa,
nước mặt, miền thoát là các mạng sông ngòi, kênh mương. Các lỗ khoan, giếng đào
trong tầng này cho tỷ lưu lượng 0,01 - 0,1l/sm, nước trong tầng được cung cấp bởi
nước mưa và nước mặt. Mực nước dao động theo mùa và phụ thuộc vào điều kiện khí
tượng với mực nước dao động hàng năm từ 0,5 - 3,5m [8,9].


Chất lượng nước nhìn chung là tốt, tổng
khoáng hoá M = 0,033 - 0,20g/l. Nước thuộc loại Bicacbonat Canxi.


Công thức Kurlov : Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Clip_image002 (LK 917).


Nhìn chung tầng này nghèo nước, chỉ
có thể sử dụng khai thác nhỏ bằng giếng khơi. Tại các địa điểm này có thể dùng
khoan sâu qua tầng này để lấy nước trong tầng Hà Nội ở độ sâu 40 - 60m.


Vùng 2: Phân bố dạng da báo ở phần
phía Đông của vùng nghiên cứu. Diện tích vùng này chiếm khoảng 30 km2.
Chiều dày của tầng chứa nước biến đổi từ 7,0 đến 15.5m trung bình 9m. Mặt cắt
thuỷ địa hoá điển hình của vùng là nước của tầng chứa nước qh nhạt và tầng qp
và các trầm tích trước Đệ tứ lợ (M>1g/l). Do các tầng chứa nước bên dưới đều
bị lợ nên đây là nguồn cung cấp nước nhạt khá tốt phục vụ cho nước sinh hoạt ở
các vùng nông thôn, tuy nhiên do chiều dày mỏng ngay gần trên mặt diện phân bố
hẹp nên khi khai thác cần tính toán cụ thể tránh quá trình nhiễm mặn, nhiễm bẩn
tầng chứa nước trong quá trình khai thác.


4.3. Lớp cách nước trầm tích Pleistonxen - Holoxen (LCN 2).


Lớp cách nước không liên tục (LCN2)
bao gồm đất đá trầm tích hạt mịn nguồn gốc biển (mQ13vp) của hệ tầng Vĩnh Phúc phân bố ở nhiều
nơi. Ngoài ra còn gặp trong các lỗ khoan nằm trên hệ tầng giàu nước Hà Nội (Q12-3
hn) và bên dưới các hệ tầng (Q21-2
hh) và (Q23tb).


Thành phần của lớp cách nước chủ yếu
là sét, bột, có nơi là sét pha cát hạt mịn màu xám, xám loang lổ. Bề dày thay đổi
từ 2 - 9m, ở vùng lộ ra là 15 - 30m trong các lỗ khoan. Đây là các tầng rất
nghèo nước hoặc không có khả năng chứa nước. Nó có tác dụng bảo vệ các tầng chứa
nước ở phía dưới như tầng Hà Nội (Q12-3 hn) và làm cho các tầng này trở thành
các tầng chứa nước áp lực [8,9].


4.4. Tầng chứa nước Pleistoxen (TCN qp)


Đất đá thuộc tầng chứa nước qp bao gồm
trầm tích hệ tầng Hà Nội(Q12-3 hn) và hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp) phân bố trên diện tích rất rộng rãi
tại đồng bằng Bắc Bộ, nhưng trên địa bàn vùng nghiên cứu nó ít lộ ra trên mặt
mà phần lớn diện tích tầng này bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên trên. Tầng chứa
nước nằm sâu hơn 20 - 35m, chiều dày cũng tăng lên 20 - 40m. Thành phần đất đá
bao gồm các trầm tích hạt thô có nguồn gốc trầm tích sông như cuội, sỏi, sạn
xen ít cát, bột.


Căn cứ vào đặc điểm phân bố nước nhạt
và nước lợ trong tầng chứa nước này, chúng tôi chia ra hai vùng như sau:


Vùng 1: Phân bố ở phía Tây vùng
nghiên cứu có diện tích trùng với diện tích vùng 1 của tầng chứa nước qh. Diện
tích vùng này chiếm khoảng 80 km2. Mặt cắt thuỷ địa hoá điển hình của
vùng là nước của tầng chứa nước qp đều nhạt. Nước có chất lượng khá tốt, nước
trong, vị nhạt. Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là nước nước mưa, nước của
tầng bên trên, nước mặt và các nguồn từ ngoài vùng nghiên cứu, miền thoát là
các mạng sông ngòi, kênh mương và xuống phần phía Nam vùng nghiên cứu.


Tầng này được nghiên cứu khá kỹ lưỡng
ở khu vực thị xã Bắc Ninh và Từ Sơn. Kết quả thí nghiệm ĐCTV của Đoàn 58 cho thấy,
lưu lượng ở các lỗ khoan thường > 5l/s, tỷ lưu lượng 0,5 - 8l/sm, hệ số dẫn
nước 200 – 1.200 m2/ngày. Tầng chứa nước có áp, mực nước dâng lên
cách mặt đất 0,5 - 2m, có chỗ lên trên mặt đất (+ 0,5m) [8,9].


Nước của tầng chứa nước qp tại khu vực
phía Tây của tỉnh có chất lượng khá tốt. Nước trong, không mầu, không mùi, độ
pH = 6,5 - 8, hầu hết có tổng khoáng hoá M < 1g/l, thường M = 0,2 - 0,5g/l.
Nước thuộc loại Bicacbonat Canxi.


Công thức Kurlov của nước : Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Clip_image004 (LK916).


Tài liệu phân tích thành phần hoá học
và vi sinh mẫu nước tại LKĐL xã Đại Lâm - Yên Phong ngày 30/1/2003 cho thấy nước
nhạt, không màu, không mùi. Hàm lượng các vi
nguyên tố đều nhỏ hơn giới hạn cho phép


Vùng 2: Phân bố ở nửa phần phía Đông
của vùng nghiên cứu bao gồm các huyện Quế Võ, Gia Bình và một phần của vùng
nghiên cứu. Diện tích vùng này chiếm khoảng 80 km2. Chiều dày của tầng
chứa nước biến đổi từ 20 đến 40m trung bình 36m. Nước ngầm tầng chứa nước qp ở đây
của bị nhiễm mặn nặng nên có M > 1g/l. Nước thuộc loại Bicacbonat Canxi hoặc
Bicacbonat Canxi Magie, tại những lỗ khoan có M > 1g/l thì nước thuộc loại Clorua
Natri. Nước ngầm ở nhiều khu vực có hàm lượng sắt khá cao, thường đạt từ 2 -
10mg/l, có nơi lên đến 30mgl, cần phải có biện pháp xử lý sắt.


Nguồn cung cấp nước cho tâng chứa nước
qp là nước mưa thấm xuống trên diện lộ tại các vùng Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh
Phúc. Do nước thấm xuyên từ tầng trên xuống và từ các sông cung cấp theo chiều
ngang. Đây là tầng cung cấp nước ngầm chính cho Hà Nội và các tỉnh xung quanh,
trong đó có vùng nghiên cứu. Tầng này có khả năng cung cấp nước tập trung cho
các thị xã, thị trấn và các vùng nông thôn phía Bắc, phía Tây của tỉnh thuộc thị
xã Bắc Ninh, các huyện Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn, Quế Võ, Thuận Thành.


4.5. Phức hệ
chứa nước khe nứt trong trầm tích Triat (PHCN T).



Gồm cuội kết, cát kết, bột kết, phiến
sét. Các đá này lộ ra ở xung quanh khu vực Xã Phật Tích. Đá bị uốn nếp, nứt nẻ
khá mạnh, đặc biệt là các khu vực có các đứt gãy đi qua.


Chiều dày tầng chứa nước phụ thuộc
vào chiều dày đới nứt nẻ của đất đá, chiều dày này được tính bằng chiều dày của
đới phát triển khe nứt. Như vậy trong các đất đá cố kết chứa nước khe nứt, chiều
dày của tầng chứa nước thường nhỏ hơn rất nhiều lần so với chiều dày của hệ tầng
đất đá. Các trầm tích tuổi Trias phân bố trên diện tích nhỏ ở vùng xã Phật
Tích. Các trầm tích này chủ yếu là cát kết, bột kết, cát kết quaczit xen kẽ sét
kết. Do ảnh hưởng kiến tạo, các loại đá giòn và rắn bị nứt nẻ mạnh tạo ra các dải,
đới chứa nước và không chứa nước xen kẽ nhau. Các lỗ khoan quanh khu vực thị xã
Bắc Ninh cho q = 0,12 - 0,26l/sm. Các điểm lộ chảy ra trong các khe nứt của các
hệ tầng này có Q = 0,1 - 0,5l/s, cũng có những điểm lộ có lưu lượng nhỏ hơn (Q
= 0,01 - 0,05l/s). Nguồn cung cấp nước cho các tầng này là nước mưa ngấm xuống
theo các hệ thống khe nứt và các lỗ hổng của tầng phủ trên mặt.


Nước trong tầng này có chất lượng khá
tốt, nước trong, không màu, không mùi, vị nhạt. Độ pH = 6,8 - 7, nước thuộc loại
Bicacbonat Canxi hoặc Clorua Bicacbonat Natri.


Công thức Kurlov : Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Clip_image006 (LK 804)


Hoặc Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Clip_image008 (LK 822)


Cần lưu ý rằng tầng chứa nước trung
bình nêu trên mới được nghiên cứu sơ bộ, đa phần chủ yếu đựa trên tài liệu đo vẽ.
Nếu có yêu cầu tìm kiếm nước cần tập trung vào các dải trầm tích hạt thô và các
đới nứt nẻ do đứt gẫy kiến tạo tạo nên.




Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Empty
Bài gửi Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh EmptyĐặc điểm ĐCTV   Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh I_icon_minitimeWed May 11, 2011 1:54 pm Bài viết số 3

Phần địa chất thủy văn anh tham khảo thêm trong tập đính kèm sau./.
Chúc anh công việc tốt.
Nếu có thể cho em gửi lời thăm sức khỏe tới thầy Tuấn và thầy Nhân.
Attachments
Dac diem DCTV - Thuan Thanh.doc
You don't have permission to download attachments.
(74 Kb) Downloaded 34 times
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Th_310Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Empty
Bài gửi Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh EmptyRe: Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh   Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh I_icon_minitimeFri Oct 07, 2011 11:12 pm Bài viết số 4

Thanks! đang cần gấp!
có bản đồ nữa thì hay quá
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh Empty
Bài gửi Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh EmptyRe: Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh   Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh I_icon_minitime Bài viết số 5

Về Đầu Trang Go down
 

Địa chất - địa chất thủy văn vùng Thuận Thành - Bắc Ninh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: SINH VIÊN TRAO ĐỔI HỌC TẬP :: Yêu cầu tài liệu - Thảo luận môn học-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu May 02, 2024 5:07 am.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất