Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
diachatthuyvan.com

diachatthuyvan.com

Quản lý diễn đàn

Tổng số bài gửi : 76
Điểm : 151
Được cảm ơn : 15
Ngày tham gia : 13/11/2010

Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng Empty
Bài gửi Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng EmptyĐiều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng   Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng I_icon_minitimeFri Sep 16, 2011 4:47 pm Bài viết số 1

Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất, nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường.

Vì vậy, từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã giao nhiệm vụ cho Tổng cục Địa chất (nay là Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) triển khai công tác điều tra cơ bản về địa chất nói chung và địa chất thủy văn nói riêng thuộc dải Nam Trung bộ đến Tây Nguyên, trong đó có lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng.

Trong gần 30 năm, ngành Địa chất đã đầu tư 11 đề án điều tra địa chất thủy văn nghiên cứu theo tỷ lệ 1/200.000 đến 1/25.000 (xem bảng 1), làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, cấu trúc các tầng chứa nước và không chứa nước; đánh giá chất lượng và các loại trữ lượng nước ngầm làm tiền đề cho công tác quy hoạch tiếp theo. Tổng cộng các giai đoạn điều tra loại này đã thi công trên 5.500 km2 đo vẽ, khoan địa chất thủy văn 13.540 m/140 lỗ khoan, quan trắc cố định 98 trạm/năm, phân tích 571 mẫu nước, bơm thí nghiệm trên 2.000 ca máy (xem bảng 1).

Kết quả điều tra đã đánh giá trữ lượng khai thác, trữ lượng triển vọng khai thác và trữ lượng tiềm năng cho từng vùng đạt từ 87.000 m3/ngày (vùng Di Linh) đến 354.000 m3/ngày (vùng Bảo Lộc) (xem bảng 2).

Vào đầu thế kỷ XXI, theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các công trình khai thác nước ngầm tự phát ồ ạt xuất hiện, đặt ra yêu cầu cần thiết phải cập nhật thông tin khoa học về nguồn nước; các cấp quản lý ở địa phương càng thấy cần phải có một công cụ phù hợp để quản lý nguồn nước. Vì vậy, Đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình 707 (nay là Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước) đã đề xuất đề tài “Xây dựng bản đồ quản lý nước ngầm vùng trọng điểm dân cư, kinh tế trên từng địa bàn huyện” và được cơ quan quản lý và UBND tỉnh lần lượt phê duyệt, thực hiện cho các đơn vị hành chính của tỉnh trong các năm 1999 - 2009 (xem bảng 3).

Năm 2009 là năm cuối cùng đề tài tiếp tục xây dựng bản đồ quản lý nước ngầm thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và tổng hợp kết quả trên toàn tỉnh. Hệ thống bản đồ quản lý nước ngầm có ưu điểm nổi bật là:

- Tổng hợp được các nguồn tài liệu điều tra địa chất thủy văn đã có, thi công bổ sung 22 lỗ khoan (trong 10 năm); lựa chọn, cập nhật dữ liệu trên 200 lỗ khoan khai thác mới xuất hiện để đạt mật độ điểm cho loại tỷ lệ bản đồ nước ngầm lớn hơn (độ chính xác khi ứng dụng thực địa cao hơn).

- Tính toán thêm loại trữ lượng khai thác tối đa cho từng công trình đã có; trữ lượng khai thác an toàn cho từng khu (khoảnh) có điều kiện địa chất thủy văn khác nhau và thể hiện lưu lượng khai thác an toàn bằng đơn vị tính thông dụng nhất; đánh giá chất lượng nước theo các tiêu chuẩn sử dụng hiện hành (thay cho phương thức đánh giá theo loại hình tồn tại của nước ngầm trong các bản đồ chuyên môn trước đây).

- Trên bản đồ và mặt cắt địa tầng còn thiết kế sơ bộ một số công trình khai thác nước ngầm ở những nơi có triển vọng phát triển...

Về kiến tạo, các nhà địa chất gọi Lâm Đồng là “một trũng hoạt hóa magma - kiến tạo” - tức có cấu trúc địa chất rất phức tạp, nên nước ngầm tồn tại, vận động trong nó cũng rất phức tạp. Tóm tắt các kết quả điều tra trong thời gian qua:

1. Các tầng chứa nước lỗ hổng


a. Tầng chứa nước Đệ tứ (abQIV, aQ)
Phân bố rộng ở các thung lũng sông, suối ở Đạ Tẻh, Cát Tiên, Nam Đức Trọng..., diện tích khoảng 350 km2. Thành phần gồm cát, bột, sét, sạn, sỏi, cuội, than bùn. Bề dày từ 3,1 - 30 m, trung bình 7 - 8,3 m. Riêng ở Đạ Tẻh, Cát Tiên, chiều dày trung bình 25 m. Mực nước tĩnh 1 - 12 m, trung bình 1,5 - 2,5 m.

Khả năng chứa nước thuộc loại trung bình, lưu lượng 0,02 - 1,75 l/s, phổ biến 0,24 - 0,4 l/s. Hệ số thấm của đất đá 0,28 - 0,41 m/ngày.

Nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hóa 0,1 - 0,13 g/l, độ pH 7 - 8,3. Loại hình hóa học nước thường là Bicarbonat natri hoặc Clorua bicarbonat natri - canxi, khoảng 30% số mẫu có hàm lượng NO3- vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là nước mưa, sông, suối. Nguồn thoát cũng chính là sông, suối và một phần ngấm xuống cấp cho các đơn vị chứa nước nằm dưới nó. Động thái mực nước thay đổi theo mùa và dao động từ 0,3 - 2,6 m. Thành phần hóa học biến đổi theo mùa không lớn, chỉ đủ làm thay đổi thứ tự tên gọi hóa học của nước.

Tầng chứa nước Đệ tứ phân bố hẹp, xa đô thị, dân cư thưa nên tuy gần mặt đất nhưng chỉ có ý nghĩa phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp với quy mô hộ, nhóm hộ gia đình sinh sống ven các thung lũng.

b. Tầng chứa nước Miocen (N13 - N2dl)

Phân bố rải rác ở xung quanh thị xã Bảo Lộc và Bắc - Đông Bắc Di Linh, diện tích khoảng 100 km2. Thành phần gồm cuội sỏi, cát thô, set bentonit, diatomit, các thấu kính than nâu xen kẹp các lớp mỏng bazan. Bề dày tầng 4,5 - 195,8 m, trung bình 20 - 70 m. Mực nước tĩnh 2,64 - 28 m. Hệ số thấm đất đá 1,34 - 2,77 m/ngày. Khả năng chứa nước yếu: lưu lượng 0,04 - 0,56 l/s, trung bình 0,2 l/s. Tổng khoáng hóa dưới 0,3 g/l; độ pH 5,5 - 8,2. Loại hình hóa học nước thường là Bicarbonat - clorua natri hoặc Clorua - bicarbonat magie. Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt, nước từ tầng nằm kề trên nó. Nguồn thoát là hệ thống sông, suối và bốc hơi trên bề mặt của nó.

Động thái mực nước thay đổi theo mùa, trung bình 5 - 8 m. Mẫu nước phân tích vào mùa mưa có độ pH nhỏ hơn mùa khô 2,4 đơn vị (cùng điểm lấy mẫu).

Đây là tầng nghèo nước, chỉ có ý nghĩa cấp nước nhỏ dân dụng ở xa nơi tập trung dân cư.

2. Các tầng chứa nước khe nứt

a. Tầng chứa nước Pleistocen, Miocen - Pliocen và Miocen (β QIIxl, β (N13 - N2)tp, β N1đn)

Phân bố rộng rãi nhất ở thị xã Bảo Lộc, Bắc Di Linh, Đức Trọng và Nam Đơn Dương, diện tích khoảng 1.500 km2.

Thành phần gồm bột, sét, sạn, bauxit, bazan pyroxen, bazan olivin, bazan bọt, tro vụn núi lửa... Bề dày từ 3 - 300 m; trung bình 50 m; hệ số thấm của lớp vỏ phong hóa 0,51 - 1,81 m/ngày, của đá gốc 0,3 - 2,3 m/ngày. Lưu lượng biến đổi mạnh tùy theo bề dày, độ phong hóa, nứt nẻ của đá: 0,36 - 13,3 l/s. trung bình 2 - 3 l/s.

Nước có chất lượng tốt, đa số thuộc loại siêu nhạt. Độ pH trung bình 7,2 - 8,1.

Động thái mực nước biến đổi theo mùa, mùa khô sâu hơn mùa mưa 2,64 - 7,6 m. Tổng khoáng hóa ở giếng đào và mạch lộ về mùa mưa lớn hơn mùa khô gần 5 lần (G72 - Đà Lạt) và 2 lần (L8 - Bảo Lộc).

Tại thị xã Bảo Lộc và hai thị trấn Di Linh, Đức Trọng đã tiến hành khai thác nước trong tầng trên từ năm 1962 đến nay để phục vụ cho sinh hoạt với trữ lượng từ vài trăm đến trên 5.000 m3/ngày.

b. Tầng chứa nước Creta giữa (K2đd)

Phân bố chủ yếu ở phía Nam - Đông Nam Đà Lạt, phía Nam Đức Trọng, diện tích khoảng 700 km2.

Thành phần gồm Ryolit đacit và tuf của chúng, cuội kết, cát kết, cát - bột kết, sét kết. Bề dày từ 1.300 - 1.800 m.

Mực nước dưới đất nông, từ 1,0 - 8,5 m. Hệ số thấm 0,028 - 0,72 m/ngày, trung bình 0,4 m/ngày. Lưu lượng 0,10 - 0,21 l/s; giếng đào có lưu lượng 0,03 - 0,1 l/s.

Nước thuộc loại siêu nhạt đến nhạt, tổng khoáng hóa 0,038 - 0,34 g/l. Loại hình hóa học nước phổ biến là Bicarbonat - cloruanatri canxi - magie hoặc Bicarbonat canxi - magie.

Nguồn cung cấp cho nước dưới đất chủ yếu là nước mưa. Nước thoát đi qua mạng xâm thực; bằng hiện tượng bốc hơi và cung cấp cho tầng nằm kề với nó. Động thái mực nước biến đổi theo mùa, mùa mưa lớn hơn mùa khô 2 lần.

Tuy tầng này rộng, bề dày lớn nhưng nghèo nước nên không có khả năng cung cấp nước tập trung mà chỉ phục vụ sinh hoạt quy mô hộ gia đình, canh tác nông nghiệp dọc mạng xâm thực địa phương ở vùng ven hoặc xa đô thị.

c. Tầng chứa nước Jura giữa (J2ln)

Phân bố ở phía Tây, Bắc Đà Lạt, Đạ Tẻh, Cát Tiên; phía Đông Đức Trọng; Nam Di Linh và rải rác Tây Bắc và Đông Nam Bảo Lộc, diện tích khoảng 3.000 km2.

Thành phần gồm cát - bột kết, sét kết, bề dày từ 400 - 800 m. Mực nước tĩnh từ 1,0 m (lỗ khoan 753 Đức Trọng) đến 5,3 m (lỗ khoan 76 - Đà Lạt); ở giếng đào mực nước từ 0,9 - 2,5 m. Hệ số thấm từ 0,17 - 0,23 m/ngày. Lưu lượng ở các lỗ khoan từ 0,21 - 0,83 l/s, ở giếng đào dưới 0,1 l/s. Nước có tổng khoáng hóa phổ biến dưới 0,1 g/l. Độ pH 6,63 - 7,8. Loại hình hóa học nước phổ biến là Clorua - bicarbonat natri.

Động thái mực nước thay đổi theo mùa, mùa khô nước sâu hơn mùa mưa từ 0,89 - 6,64 m.

Tầng chứa nước Jura giữa phân bố khá rộng, khả năng chứa nước kém, không có triển vọng cung cấp nước công nghiệp.

d. Thành tạo địa chất rất nghèo nước và thực tế không có nước (yK2cn, yδJ3đp, J3đbl)

Phân bố ở phía Tây Đà Lạt, Đông Nam Đơn Dương, phía Nam và Tây Bắc Di Linh. Diện tích khoảng 2.700 km2.

Thành phần gồm granit, alaskit, granitbiotit, granitđioritbiotit, hoocblen, andesit, andesitdacit và tuf của chúng. Bề dày chưa xác định được.

Ở Tây Nam Di Linh có lỗ khoan LT6 sâu 90 m nghiên cứu đứt gãy trong thành tạo này cho lưu lượng 2,77 l/s; ở sân bay Cam Ly (Đà Lạt) có lỗ khoan 72 sâu 82 m cho lưu lượng 0,36 l/s, tỷ lưu lượng 0,027 l/sm; các giếng đào khảo sát ở Đà Lạt cho lưu lượng trung bình 0,016 - 0,04 l/s; các mạch lộ cho lưu lượng 0,08 - 0,18 l/s;

Nhìn chung, các đá xâm nhập thuộc loại rất nghèo nước, chúng chỉ có thể cấp nước cho hộ dân cư sinh sống rải rác ở nơi có địa hình thuận lợi.

3. Chất lượng nước ngầm

- Nước ngầm Lâm Đồng thuộc loại siêu nhạt đến nhạt. Loại hình hóa học nước đa số là loại hỗn hợp, càng về phía Nam chuyển dần sang loại bicarbonat và bicarbonat - clorua.

- Nước không ăn mòn sunfat, nhưng có tính ăn mòn rửa lũa.

- So sánh với giá trị giới hạn các thông số và nồng độ của các thành phần trong nước ngầm phục vụ mục đích sinh hoạt theo TCXD 233 - 1999 thì đều đạt tiêu chuẩn nước loại B. Một số nơi vượt giới hạn về độ cứng, nitơ, kẽm, crom, thủy ngân như ở Đạ Tẻh, Đà Lạt, Lạc Dương và thành phần sắt, độ pH, thủy ngân ở Di Linh, Đơn Dương.

- Theo mục đích nuôi trồng thủy sản và mục đích tưới cây thì có 30% số mẫu không đạt TCVN 5943 - 1995 về thành phần sắt, độ pH như ở Cát Tiên, Phú Hội, Liên Nghĩa (Đức Trọng).

4. Nước khoáng

a. Nước khoáng Guogah

Được phát hiện từ thời thuộc Pháp, mạch nước phun lên từ lòng suối phía Đông Nam cánh đồng Tùng Nghĩa thuộc thôn 2 - xã Phú Hội (Đức Trọng) với lưu lượng 1,05 l/s. Nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ nước suối 2 - 3oC. Mẫu nước phân tích hóa học biểu dẫn theo công thức Curlov có dạng:

Theo tiêu chuẩn nước khoáng Việt Nam, nước khoáng Guogah được định danh là nước khoáng carbonic.

Năm 1988, UBND huyện Đức Trọng liên doanh với Đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình 707 tiến hành thăm dò khai thác trong quá trình thi công do thiếu vốn nên hợp đồng tạm thời dừng lại. Khối lượng đã thi công gồm đo địa vật lý điện, khoan thăm dò, phân tích mẫu nước. Đến nay, nhiều lỗ khoan khai thác nước của nhân dân và các giếng khoan khai thác nước thuộc hệ thống cấp nước tập trung đã bắt gặp nước khoáng với nồng độ tổng khoáng hóa từ 1 - 2 g/l (đạt tiêu chuẩn về nồng độ khoáng hóa của nước khoáng).

b. Nước khoáng nóng Đạ Long

Được phát hiện từ trước năm 1975. Mạch nước xuất lộ gần lòng suối thuộc thôn 1 - xã Đạ Long (Đam Rông), cách thành phố Đà Lạt khoảng 70 km về phía Tây Bắc. Lưu lượng tự chảy 0,5 l/s; nhiệt độ nước 48oC; nước có mùi khét, mẫu lấy về để vài ngày sẽ hết mùi. Công ty TNHH Long Vân đã được Bộ Công nghiệp cấp giấy phép thăm dò năm 1994 và đã tiến hành khảo sát nhiều đợt, nhưng do giao thông quá khó khăn nên chưa tiếp tục thực hiện được. Kết quả phân tích mẫu nước, định danh là nước khoáng nóng Silic - Fluor - Radi.

c. Nước khoáng nóng Đạ Tông

Được phát hiện khảo sát vào năm 2005. Nguồn lộ nước khoáng nóng Đạ Tông có vị trí ở phía Đông Bắc UBND xã Đạ Long khoảng 7 km. Nước khoáng nóng xuất lộ từ đầu nguồn suối Đakgnie - nhánh của sông KrôngKnô. Lưu lượng tự chảy 18 m3/h. Nhiệt độ nước 58oC. Từ kết quả phân tích mẫu, định danh là nước khoáng nóng Silic - Fluor.

d. Nước khoáng Bugor

Được phát hiện khi khoan khai thác nước sinh hoạt tại UBND huyện Cát Tiên năm 1994. Độ sâu bắt gặp 70 m. Lưu lượng 1,2 l/s. Tổng khoáng hóa 1,96 g/l. Loại hình hóa học nước có dạng:

Định danh nước khoáng là nước khoáng carbonic.

Đến nay, cả 4 nguồn nước khoáng trên đều chưa được đầu tư khai thác.

Đề xuất giải pháp quản lý, khai thác nước ngầm

Qua gần 10 năm kế thừa kết quả điều tra cơ bản của ngành địa chất, Đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình 707 đã nghiên cứu bổ sung, cải tiến xây dựng sản phẩm khoa học mới, phục vụ kịp thời cho công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên nước ngầm. Nội dung chính của đề tài nghiên cứu khoa học đã được các huyện, thị, ngành sử dụng trong công tác quản lý, khai thác nước ngầm, làm căn cứ để quyết định xây dựng mới hoặc chuyển đổi mục đích cấp nước các hồ Đạ Tẻh, Đạ Rịn (Đơn Dương), Mê Linh (Nam Ban)..., là cơ sở xây dựng “Đồ án quy hoạch cấp nước các đô thị tỉnh Lâm Đồng 2010 - 2020” vừa được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 20/8/2008.

Ngoài ra, qua quá trình triển khai, các đề tài còn bàn giao cho địa phương nhiều công trình khai thác nước sinh hoạt sau khi hoàn thành nhiệm vụ điều tra như trạm bơm lỗ khoan ở trụ sở UBND xã Tư Nghĩa (Cát Tiên), UBND huyện Đơn Dương, UBND huyện Đạ Huoai, trạm xá Tà Hine, xã Tân Hội (Đức Trọng), thôn I - Ninh Gia (Di Linh), UBND Xã Lát (Lạc Dương)…

Trong thời gian tới, cần chú trọng một số giải pháp quản lý, khai thác nước ngầm như sau:

- Tăng cường đầu tư công trình thủy lợi nhằm giải quyết các nhu cầu lâu dài mà còn là yếu tố chủ yếu bổ sung cho trữ lượng nước ngầm, nhất là các vùng rìa đô thị;

- Tiếp tục đầu tư cho công tác thăm dò nước dưới đất theo đúng quy trình quy hoạch xây dựng cho đô thị có nhu cầu sử dụng nước lớn trong tương lai như thị xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm;

- Tiến hành quan trắc trữ lượng, chất lượng nước ngầm tại các đô thị đang có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm như thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, Di Linh, tại các hồ đang và sẽ cấp nước cho mục đích sử dụng;

- Mấy năm gần đây, nhiều đề tài và kết quả kiểm tra của các ngành chức năng đã phát hiện một số điểm có nồng độ chất thành phần ô nhiễm trong nguồn nước vượt tiêu chuẩn cho phép như asen, thủy ngân, fenol, kẽm… Vì vậy, nên triển khai một đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện tượng nhiễm bẩn một số thành phần trong nguồn nước và đề xuất các giải pháp bảo vệ lâu bền tài nguyên nước tỉnh Lâm Đồng” nhằm giải quyết cơ bản các vấn đề trên;

- Tiếp tục duy trì sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ngành của tỉnh với chính quyền các cấp cấp, tổ chức kinh tế, xã hội trong công tác quản lý, khai thác bảo vệ tài nguyên nước.

KS. Hoàng Vượng
Nguyên Đoàn trưởng Đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình 707
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.tk
loguvorisfren

loguvorisfren

Thành viên tích cực

Tổng số bài gửi : 13
Điểm : 17
Được cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 26/09/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM

Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng Empty
Bài gửi Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng EmptyRe: Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng   Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng I_icon_minitimeMon Sep 26, 2011 7:26 pm Bài viết số 2

cám ơn rất nhiều admin Razz
Về Đầu Trang Go down
5sinh

5sinh

Thành viên tích cực

Tổng số bài gửi : 2
Điểm : 2
Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia : 19/10/2014
Cơ quan (Trường, lớp) : 12B

Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng Empty
Bài gửi Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng EmptyRe: Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng   Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng I_icon_minitimeSun Oct 19, 2014 11:15 pm Bài viết số 3

Mình là KS xây dựng, nên mọi cái nhờ diễn đàn mới mở mang kiến thức thêm nhiều.
Chân thành cám ơn các bài viết của các bạn.
Về Đầu Trang Go down
fat_Mouse

fat_Mouse

Điều hành diễn đàn

Huy chương : Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng Huychu10Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng Medal111
Tổng số bài gửi : 550
Điểm : 866
Được cảm ơn : 34
Ngày tham gia : 24/11/2010

Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng Empty
Bài gửi Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng EmptyRe: Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng   Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng I_icon_minitimeTue Oct 21, 2014 10:32 am Bài viết số 4

chao mừng bạn!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng Empty
Bài gửi Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng EmptyRe: Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng   Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng I_icon_minitime Bài viết số 5

Về Đầu Trang Go down
 

Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN TÀI NGUYÊN NƯỚC :: Điều tra, thăm dò và cấp nước dưới đất-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Tue Mar 19, 2024 8:59 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất