Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Empty
Bài gửi HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN EmptyHƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN   HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN I_icon_minitimeThu Nov 01, 2012 8:08 am Bài viết số 1

Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ về nghiên cứu, điều tra, đánh giá, quy hoạch, khai thác tài nguyên nước mặt. Do đó trang bị kiến thức về mảng tài nguyên nước mặt là rất cần thiết hiện nay của các kỹ sư trẻ Liên đoàn cũng như anh em địa chất thủy văn chúng ta. Thời gian này admin sẽ cùng các bạn nghiên cứu "Hướng dẫn khảo sát trạm thủy văn" nhằm cung cấp những kiến thức về trọn vị trí và lập hồ sơ các trạm thủy văn.
LỜI NÓI ĐẦU

Công tác khảo sát chọn vị trí đặt trạm Thủy văn là một khâu quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư xây dựng công trình và chất lượng số liệu thu thập.

Để việc khảo sát trọn vị trí và lập hồ sơ các trạm thủy văn đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật và theo một quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương, Cục kỹ thuật điều tra cơ bản, Tổng cục khí tượng thủy văn biên soạn và ban hành tài liệu “Hướng dẫn khảo sát trạm thủy văn” này. Những người làm công tác quản lý chỉ đạo khảo sát cũng như các Đoàn, Đội trực tiếp thực hiện công tác này. Những người làm công tác quản lý chỉ đạo khảo sát cũng như các Đoàn, Đội trực tiếp thực hiện công tác này trong ngành khí tượng thủy văn cần nghiên cứu, nắm vững và thực hiện đầy đủ hướng dẫn này.

Trong quá trình nghiên cứu và sử dụng tài liệu hướng dẫn, các đơn vị công tác, các Đài, Trạm thấy có điều j cần góp ý bổ sung, đề nghị gửi về Cục kỹ thuật điều tra cơ bản để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm cho tài liệu này được hoàn chỉnh hơn./.

CỤC KỸ THUẬT ĐIỀU TRA CƠ BẢN

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

§1. Tài liệu “Hướng dẫn khảo sát trạm thủy văn” nhằm thống nhất về kỹ thuật chuyên môn, trình tự tiến hành khảo sát chọn vị trí và lập hồ sơ kỹ thuật trạm thủy văn, thủ tục trình duyệt từ địa phương đến trung ương, đưa công tác này vào nề nếp, thống nhất và khoa học.
§2. Các cán bộ chức năng thuộc các đơn vị khảo sát, điều tra, quản lý lưới trạm ở Trung ương, ở các Đài, Trạm cần phải nắm vững nội dung những điều khoản trong tài liệu hướng dẫn này để vận dụng vào công tác của mình.
§3. Nội dung của tài liệu hướng dẫn này phù hợp với các quy định trong quy phạm về đo đạc bản đồ, quy phạm về quan trắc đo đạc các yếu tố thủy văn hiện hành. Tất cả những vấn đề về công tác khảo sát trái với những điều khoản trong tài liệu hướng dẫn này đều phải được bãi bỏ.

(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Empty
Bài gửi HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN EmptyRe: HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN   HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN I_icon_minitimeFri Nov 02, 2012 7:23 am Bài viết số 2

Chương I
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN NHỮNG TIÊU CHUẨN CỦA MỘT ĐOẠN SÔNG ĐẶT TRẠM

§4. Một đoạn sông dự định đặt trạm thủy văn cơ bản được coi là đạt yêu cầu khi nó đảm bảo về cơ bản những tiêu chuẩn sau đây:
1. Đoạn sông không có nước vật gây phức tạp cho việc đo đạc và giảm độ chính xác của tài liệu. Nếu không thể chọn được đoạn sông không có nước vật thì phải chọn đoạn nào ảnh hưởng của nước vật ít nhất.
2. Đoạn sông phải thẳng trên một chiều dài ít nhất bằng ba lần chiều rộng sông ứng với mực nước trung bình. Đối với sông có chiều rộng lớn (sông Hồng, sông Cửu Long) thì dựa vào công thức xác định độ dốc giữa 2 tuyến để chọn đoạn sông đặt trạm. Chiều dài đoạn sông phải bằng hoặc lớn hơn chiều dài giữa hai tuyến độ dốc.
Bờ sông phải ổn định, không có hiện tượng xói bồi, lòng sông có dạng lòng chảo, không có bãi tràn, nếu không thì phải chọn đoạn sông có chiều rộng bãi tràn nhỏ nhất, mặt bãi bằng phẳng, không có hoặc ít đá tảng, cây cối và các chướng ngại vật khác.
3. Phía trên và dưới đoạn sông không có đảo, cồn cát có thể gây nước vật cục bộ, độ xiên, độ dốc ngang..... làm mất tính đều đặn của dòng chảy.
4. Ở các sông miền núi cần lựa chọn đoạn sông có dòng chảy êm dịu, đều đặn, lòng sông không có hoặc ít đá tảng ngổn ngang. Vị trí tuyến đo hoặc công trình do phải đặt phía trên giải nông, thác nước chỗ lòng sông thu hẹp một khoảng cách ít nhất bằng hai lần chiều rộng lòng sông.
5. Trong đoạn sông đặt trạm không có chỗ nhập lưu xuất lưu, bến cảng, bến phà và đoạn sông phải ở phía trên nơi xa cặn bã của nhà máy, hầm mỏ (nếu có).
6. Đoạn sông phải khống chế được lượng nước trong lưu vực. Khi có lũ lịch sử, không có hiện tượng chảy tràn, chảy vòng quanh. Không có hiện tượng mất nước hoặc bổ sung nước. Ở vùng đá vôi phải chú ý hiện tượng cát-xtơ.
7. Đoạn sông nên ở nơi có mặt cắt hẹp, địa chất ổn định để việc xây dựng công trình được thuận lợi, vốn đầu tư ít. Đoạn sông nên gần đường giao thông để đi lại và vận chuyển nguyên vật liệu dễ dàng.
8. Đoạn sông nên ở gần dân, gần bưu điện, giao thông liên lạc dễ dàng, thuận tiện cho công tác và sinh hoạt của của cán bộ công nhân trong trạm.
§5. Đối với những trạm thủy văn chuyên dùng (trạm dự báo, phục vụ địa phương, bổ trợ) thì tùy theo mục đích, yêu cầu tính chất đo đạc của trạm mà có thể coi trọng hoặc giảm nhẹ tiêu chuẩn một cách hợp lý nhất. Thí dụ: Trạm dự báo lũ phục vụ chống lụt chỉ đo đạc trong mùa lũ có thể giảm nhẹ một vài nội dung của tiêu chuẩn 2 và 4 (§4).
§6. Đối với các trạm đo mực nước cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn như trạm đo lưu lượng. Thực tế khi lựa chọn đoạn sông nếu không thể thỏa mãn hoàn toàn thì tối thiểu phải đảm bảo các tiêu chuẩn 1,3,5,7,8.
§7. Việc chon đoạn sông đặt trạm quan trắc thủy văn phải do cán bộ chuyên môn của tổng cục khí tượng thủy văn hoặc của đài khí tượng thủy văn thực hiện. Sau khi lựa chọn và khảo sát đoạn sông phải lập báo cáo đầy đủ về cục kỹ thuật điều tra cơ bản để kiểm soát và phê chuẩn.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
§8. Quá trình khảo sát trạm thủy văn được tiến hành theo hai bước là khảo sát sơ bộ và khảo sát kỹ thuật.
1. Khảo sát sơ bộ là bước đầu tiên tìm và chọn đoạn sông đặt trạm, vị trí trạm theo yêu cầu của quy hoạch đề ra. Bước khảo sát sơ bộ gồm 2 phần là chuẩn bị nội nghiệp và nghiên cứu thực địa, nội dung chi tiết sẽ được trình bày ở chương “Khảo sát sơ bộ”.
2. Khảo sát kỹ thuật: là bước tiếp theo sau khi đã hoàn thành công tác khảo sát sơ bộ, chọn được vị trí đoạn sông và được Tổng cục Khí tượng thủy văn duyệt. Nội dung của công tác khảo sát kỹ thuật sẽ được trình bày tỉ mỉ ở chương “Khảo sát kỹ thuật” có thể tóm tắt nội dung đó là: điều tra, đo đạc và tính toán cụ thể, chi tiết các yêu cầu kỹ thuật của một đoạn sông đặt trạm, bố trí các tuyến đo, tuyến công trình trên đoạn sông, thu thập tài liệu phục vụ cho thiết kế công trình trạm.

§9. Hai bước khảo sát sơ bộ và khảo sát kỹ thuật thường được tiến hành theo trình tự: Khảo sát sơ bộ xong, lập hồ sơ gửi về cục kỹ thuật điều tra cơ bản để trình duyệt, sau khi được duyệt mới tiến hành khảo sát kỹ thuật. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt như: Yêu cầu xây dựng trạm gấp rút, khu vực khảo sát ở quá xa, hẻo lánh đi lài khó khăn.... có thể tiến hành luôn cả hai bước nhưng trước khi làm có ý kiến của Cục kỹ thuật điều tra cơ bản.
§10. Việc khảo sát phục vu thiết kế công trình là một phần của khảo sát kỹ thuật trạm đo lưu lượng. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt như khi duyệt hồ sơ khảo sát kỹ thuật tuyến công trình đã dự kiến phải thay đổi vị trí, trường hợp các trạm đã quan trắc đo đạc, nhưng chưa có công trình, nay cần thiết phải xây dựng công trình, trường hợp phải di chuyển tuyến đo..., thì khảo sát phục vụ thiết kế phải thực hiện riêng biệt, lập hồ sơ báo cáo đầy đủ như một hồ sơ khảo sát ở các bước trên.
còn tiếp
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Empty
Bài gửi HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN EmptyRe: HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN   HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN I_icon_minitimeMon Nov 05, 2012 8:16 am Bài viết số 3

CÔNG TÁC ĐO ĐẠC LẬP HỒ SƠ

§11. Máy móc thiết bị dùng khảo sát đo đạc phải đảm bảo độ chính xác cho phép theo quy phạm thủy chuẩn, trước khi đo đạc cần kiểm tra máy cẩn thận, nếu máy không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật thì không được sử dụng.

§12. Tài liệu đo đạc phải ghi chép đầy đủ vào sổ theo đúng loại của nó và được lưu trữ kèm theo hồ sơ gốc. Kết quả tính toán đo vẽ phải được kiểm tra chính xác mới đem sử dụng.

§13. Hồ sơ và các bản vẽ phải theo một quy cách thống nhất.
- Khổ hồ sơ quy định thống nhất là 23 x 31cm.
- Giấy vẽ trong hồ sơ có thể là giấy Crô-ki, đạo lâm giấy kẻ ly và giấy bóng can.
+ Bình đồ, hồ sơ vẽ trên giấy Crô-ki hay giấy đạo lâm.
+ Mặt cắt ngang vẽ trên giấy kẻ ly.
+ Hệ thống mặt cắt ngang, đo sâu vẽ trên giấy bóng can để can đúng được đường mép nước ở bình đồ và vẽ độ sâu từng mặt cắt ngang được dễ dàng.

- Khổ bản vẽ tùy theo loại bản vẽ, điều kiện cụ thể của khu vực khảo sát, yêu cầu của việc thể hiện bản vẽ mà lựa chọn cho hợp lý, gọn, dễ dàng gấp theo khổ hồ sơ.

Nói chung có thể tham khảo quy cách sau:
(Kích thước tính bằng mm)

Bảng 1:




Khổ giấy

Loại giấy



0



1




[center]2




3




4




Giấy
Cro-ki hay đạo lâm




1210
x 860




1210
x 430




605
x 430




430
x 302




302
x 215




Giấy
kẻ ly bóng can




1050
x 750




1050
x 375




525
x 375




375
x 262




Đối với giấy Cro-ki hay đạo lâm khổ giấy xấp xỉ khổ hồ sơ, còn giấy kẻ ly khổ giấy số 3 lớn hơn khổ hồ sơ thì phải tìm cách gập mép giấy để bản vẽ nằm trong khuôn khổ hồ sơ.

- Khung giới hạn bản vẽ phải cách khổ giấy 5mm. Nếu bản vẽ đóng thành tập thì khung phải cách mép trái khổ giấy 25mm.

- Phương chiều các bản vẽ lấy theo hướng nước chảy của dòng sông. Hướng chảy của dòng sông trên bản vẽ bao giờ cũng theo chiều từ trái sang phải.

- Bản vẽ mặt cắt ngang phải theo những quy định sau:
+ Bên trái là vẽ bờ tả, bên phải là bờ hữu.
+ Tỉ lệ chiều cao và chiều dài có thể lấy khác nhau, nhưng tất cả các bản vẽ mặt cắt ngang trong cùng một hồ sơ của một đoạn sông phải cùng một tỉ lệ.

- Bản vẽ bình đồ của một đoạn sông chỉ dùng một tỷ lệ. (Tham khảo bảng 2). Nếu đo yêu cầu phải vẽ bình đồ đoạn sông lớn phải dùng tỷ lệ nhỏ thì thì có thể lập hai bình đồ, một bình đồ trọn toàn bộ đoạn sông và một bình đồ vị trí xây dựng công trình trạm voi tỷ lệ lớn hơn để thể hiện được các chi tiết cần thiết.

§14. Đơn vị, trị số và cách lấy số có nghĩa phải thực hiện đúng theo quy phạm chung.

- Thời gian (khi tính tốc độ nước, gió) tính bằng giây (s).

- Đơn vị đo chiều dài tính bằng mét (m) lấy đến 0,1m.

- Diện tích tính bằng mét vuông (m2) lấy 3 số có nghĩa, số lẻ không quá 2 chữ số. Riêng diện tích lưu vực tính bằng kilômét vuông (km2).

- Tốc độ tính bằng mét/giây (m/s) lấy đến 2 số lẻ.

- Lưu lượng tính bằng mét khối/giây (m3/s) lấy 3 số có nghĩa, số lẻ lấy tới 0.001 m3/s.

- Độ dốc tính bằng phần vạn, lấy 2 số có nghĩa.

- Độ sâu tính bằng mét, lấy đến 0,01m nếu độ sâu hHƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN C:\Users\PHAMVA~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image0025m; lấy đến 0,1m nếu độ sâu h>5m.

- Mực nước tính bằng cen ti mét (cm) lấy đến 1cm.

- Độ cao mốc, cọc tính bằng mét, lấy đến 0,001m các điểm địa hình lấy đến 0,01m.

- Số tiến vĩ theo quy định “4 bỏ 6 lấy”, nếu là 5 thì trước nó là số chẵn (kể cả số 0) thì bỏ, là số lẻ thì lấy quy lên.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Empty
Bài gửi HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN EmptyRe: HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN   HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN I_icon_minitimeTue Nov 06, 2012 7:31 am Bài viết số 4

NGUYÊN TẮC, THỦ TỤC

Trong quá trình khảo sát lập hồ sơ và trình duyệt tất cả các loại trạm thủy văn đều phải tuân theo những nguyên tắc và thủ tục sau:
§15. Những trạm thủy văn thuộc lưới trạm cơ bản chỉ tiến hành khảo sát khi đã được ghi trong quy hoạch và được giao chỉ tiêu kế hoạch khảo sát.
§16. Sau mỗi bước khảo sát phải lập hồ sơ báo cáo gửi về Cục kỹ thuật điều tra cơ bản để xét duyệt. Nội dung cụ thể của hồ sơ và báo cáo được trình bày ở chương II, III “Khảo sát sơ bộ”, “Khảo sát kỹ thuật”.
§17. Hồ sơ mỗi trạm ít nhất phải được lập thành hai bản để gửi đi trình duyệt. Sau khi duyệt xong Cục kỹ thuất điều tra cơ bản sẽ gửi lại Đâi 1 bản để thực hiện và lưu vào hồ sơ trạm.
§18. Hồ sơ gửi về cục xét duyệt phải được Đài chính thức đề nghị, có chữ ký của trưởng đài và đóng dấu.

(Hết chương 1)
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
ashesvotinh

ashesvotinh

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 27
Điểm : 29
Được cảm ơn : 2
Ngày tham gia : 02/07/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : tran hung dao

HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Empty
Bài gửi HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN EmptyRe: HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN   HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN I_icon_minitimeTue Oct 01, 2013 8:44 pm Bài viết số 5

thanks
Về Đầu Trang Go down
huynhlekhanh

huynhlekhanh

Thành viên V.I.P

Tổng số bài gửi : 54
Điểm : 60
Được cảm ơn : 5
Ngày tham gia : 29/11/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : donre

HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Empty
Bài gửi HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN EmptyRe: HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN   HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN I_icon_minitimeMon Jul 13, 2015 2:33 pm Bài viết số 6

thanks
Về Đầu Trang Go down
cthanh

cthanh

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 18
Điểm : 20
Được cảm ơn : 2
Ngày tham gia : 19/12/2013
Cơ quan (Trường, lớp) : địa chất thủy văn 55

HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Empty
Bài gửi HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN EmptyRe: HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN   HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN I_icon_minitimeWed Jul 15, 2015 10:20 am Bài viết số 7

cam ơn ad nhé!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN Empty
Bài gửi HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN EmptyRe: HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN   HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN I_icon_minitime Bài viết số 8

Về Đầu Trang Go down
 

HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT TRẠM THỦY VĂN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN TÀI NGUYÊN NƯỚC :: Lĩnh vực khai thác nước mặt-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Sun May 19, 2024 10:35 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất