Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam Empty
Bài gửi Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam EmptyHội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam   Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam I_icon_minitimeThu Jan 12, 2012 11:52 pm Bài viết số 1

Hội nghi sinh hoạt các Chủ nhiệm đề án (Hội nghị SHCNĐA) là một hoạt động thường xuyên của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam. Đây là dịp để tổng kết những kết quả nghiên cứu đã thực hiện và trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà chuyên môn trong và ngoài Liên đoàn.
Nhân dịp đón chào Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam, Hội nghị SHCNĐA năm 2011 sẽ ra mắt “Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch tài nguyên nước khu vực phía Nam”. Tham gia viết bài cho Hội nghị ngoài Lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật của Liên đoàn còn có các nhà chuyên môn của các đơn vị bạn và một số Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ở Đồng bằng Nam bộ.
BTC xin chân thành cám ơn các tác giả đã dành thời gian quý báu để viết bài tham dự. Lời cám ơn đặc biệt xin gửi đến Ban lãnh đạo Liên đoàn, lãnh đạo các Đoàn, các Trung tâm và các Phòng đã tạo điều kiện để tuyển tập này ra đời. Cũng xin cám ơn các thành viên trong Ban biên tập đã chỉnh sửa và góp ý từng bài báo.

Nhận dịp đầu năm mới năm 2012, admin sẽ lì xì cho anh em kỹ sư trẻ đang học tập và làm việc chuyên ngành địa chất thủy văn các bài nghiên cứu, báo cáo khoa học của những nhà địa chất thủy văn thuộc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam.
Mình sẽ giới thiệu tới các bạn bài viết của ThS. Phạm Văn Giắng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn QH&ĐT TNN miền Nam về một vài suy nghĩ về công tác quản lý tài nguyên nước ở khu vực phía Nam. Các bài viết khác mình sẽ xin phép các sếp trong Liên đoàn trước khi đăng tải.

Thân ái!


Được sửa bởi phamvancuong.dctv ngày Fri Jan 13, 2012 12:12 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam Empty
Bài gửi Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam EmptyRe: Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam   Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam I_icon_minitimeThu Jan 12, 2012 11:53 pm Bài viết số 2

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM
Th.S. Phạm VănGiắng

Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tóm tắt: Hiện nay việc điều tra đánh giá tài nguyên nước (TNN); điều tra hiện trạng khai thác sử dụng TNN; quy hoạch TNN; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới TNN và đề xuất giải pháp ứng phó đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý TNN ở các tỉnh. Trong thời gian gần đây, bên cạnh các lĩnh vực nghiên cứu truyền thống gồm đo vẽ lập bản đồ địa chất thủy văn- địa chất công trình các tỷ lệ; tìm kiếm, thăm dò nguồn nước dưới đất, điều tra địa chất đô thị, xin phép thăm dò và khai thác nước dưới đất; khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế xây dựng các công trình cầu, bến cảng, đường, nhà cao tầng, xây dựng cơ sở dữ liệu ĐCTV - ĐCCT, đo đạc địa hình các tỷ lệ... Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam đã thực hiện một số dự án và đề tài nghiên cứu khoa học về điều tra, đánh giá TNN; điều tra hiện trạng khai thác sử dụng TNN; quy hoạch TNN; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới TNN và đề xuất giải pháp ứng phó. Bài báo trình bày một số suy nghĩ về định hướng đề xuất xây dựng và nội dung chủ yếu của các dự án cần phải thực hiện để phục vụ công tác quản lý TNN ở các tỉnh phía Nam.


MỞ ĐẦU

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý TNN cấp tỉnh là phải: i) bảo đảm khai thác, sử dụng TNN hợp lý và hiệu quả, ii) phát triển bền vững TNN, iii) tăng cường bảo vệ nguồn nước, và iv) giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện thể chế, tổ chức và tăng cường năng lực điều tra, nghiên cứu, phát triển công nghệ.

Để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, các cơ quan quản lý TNN cấp tỉnh, trước hết, cần phải nắm được thông tin về số lượng và chất lượng TNN (để có thông tin này cần phải tiến hành các dự án điều tra đánh giá TNN về số lượng, chất lượng và sự thay đổi của chúng theo không gian và thời gian); tiếp theo là phải có các thông tin về TNN hiện đang sử dụng ra sao, các vấn đề nào nổi cộm (nghĩa là phải tiến hành các dự án điều tra hiện trạng khai thác sử dụng và các vấn đề do khai thác sử dụng gây ra); cuối cùng trên cơ sở đó tiến hành lập quy hoạch TNN (cần phải thực hiện các dự án quy hoạch TNN, bao gồm: quy hoạch phân bổ, quy hoạch bảo vệ và quy hoạch phòng ngừa các tác hại do nước gây ra). Ngoài ra, biến đổi khí hậu đã được khẳng định là có ảnh hưởng bất lợi tới TNN, thông tin về mức độ ảnh hưởng, và biện pháp để đối phó chắc chắn là mối quan tâm của các nhà quản lý.

Có một thực tế là các dự án như vậy cần phải có nhiều thời gian, kinh phí và cũng phải có đội ngũ các nhà chuyên môn thực hiện và thường do các cơ quan chuyên môn tiến hành. Một cách thực hiện có hiệu quả các dự án đó là các cơ quan quản lý đặt hàng các cơ quan chuyên môn thực hiện để có những thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý TNN. Lợi ích của cách làm này là các cơ quan quản lý, thông qua các dự án, đề án hoặc đề tài nghiên cứu khoa học do các cơ quan chuyên môn thực hiện sẽ thu thập được toàn bộ các tài liệu đã thực hiện trước đây, các tài liệu này cùng với các tài liệu điều tra mới bổ sung sẽ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và tin cậy phục vụ cho công tác quản lý TNN.

Từ năm 2008 đến nay, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam, đã thực hiện một số dự án, đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng cung cấp các thông tin cần thiết tới các cơ quan quản lý TNN ở Trung ương và các tỉnh phía Nam. Dưới đây một vài suy nghĩ về định hướng xây dựng và thực hiện các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý TNN ở các tỉnh phía Nam.


I - CÁC DỰ ÁN ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Để quản lý TNN, điều đầu tiên cần phải nắm được số lượng, chất lượng và sự thay đổi của chúng theo thời gian và không gian. Loại dự án đầu tiên các nhà quản lý cấp tỉnh cần tham mưu đề xuất thực hiện là các dự án Điều tra đánh giá TNN.

Điều tra đánh giá TNN bao gồm điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt và nước dưới đất. Các văn bản pháp lý chính làm cơ sở để đề xuất nhiệm vụ, lập đề cương chi tiết dự án, nội dung công việc và tính toán chi phí và sản phẩm của các dự án gồm: Thông tư số 26/2009/TT-BTNMT ngày 30 tháng 11 năm 2009 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật Điều tra đánh giá TNN; Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 4 tháng 9 năm 2007 ban hành quy định về việc Điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất (TN NDĐ).

Các dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt (TNNM) bao gồm: Điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1/200.000 (đánh giá các sông có chiều dài >40km, các hồ có dung tích >1 triệu m3); 1/100.000 (các sông có chiều dài >30km, các hồ có dung tích >0,5 triệu m3) ; 1/50.000 (Các sông có chiều dài >20km, các hồ có dung tích >0,25 triệu m3) và 1/25.000 (Tất cả các sông có chiều dài >10km, các hồ có dung tích >0,1triệu m3).

Các dự án điều tra đánh giá TN NDĐ được chia thành: Dự án điều tra, đánh giá tổng quan (tỷ lệ 1/200.000 và 1/100.000; phạm vi toàn quốc, vùng kinh tế-xã hội; vùng kinh tế trọng điểm; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các lưu vực sông có diện tích > 2.500km2); Dự án điều tra, đánh giá sơ bộ (tỷ lệ 1/50.000 và 1/25.000; phạm vi một phần hoặc toàn bộ vùng kinh tế - xã hội; vùng kinh tế trọng điểm; một tỉnh; các lưu vực sông có diện tích < 2.500km2; Dự án điều tra, đánh giá chi tiết nhằm xác định trữ lượng có thể khai thác của khu vực có triển vọng; và Dự án điều tra, đánh giá TNN theo chuyên đề nhằm giải quyết các nhiệm vụ có tính cấp bách.

Nội dung yêu cầu và hồ sơ sản phẩm của các loại dự án điều tra đánh giá TNN được quy định chi tiết trong các Thông tư số 26/2009/TT-BTNMT và Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận thấy rằng các dự án điều tra đánh giá TNN ở tỷ lệ 1/200.000 tới 1/100.000 nên được thực hiện từ ngân sách trung ương, các dự án điều tra đánh giá TNN ở tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/25.000 thực hiện từ ngân sách tỉnh là phù hợp nhất.


II - CÁC DỰ ÁN ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Sau khi đã nắm được số lượng, chất lượng TNN trên địa bàn, thông tin tiếp theo các nhà quản lý cấp tỉnh cần biết là hiện trạng TNN đang được khai thác sử dụng thế nào, những vấn đề gì là nổi cộm do các hoạt động khaithác, sử dụng gây ra. Để có các thông tin này các nhà quản lý cấp tỉnh cần tham mưu đề xuất thực hiện là các dự án điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng TNN.

Văn bản pháp lý chính làm cơ sở để đề xuất nhiệm vụ, lập đề cương chi tiết dự án, nội dung công việc và tính toán chi phí và sản phẩm của các dự án là Thông tư số 20/2009/TT-BTNMT ngày 5 tháng 11 năm 2009 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng TNN.

Các dự án điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng TNN bao gồm: các dự án điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng TNNM và các dự án điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng TN NDĐ.

Tủy theo tỷ lệ bản đồ tương ứng, các dự án điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt chia ra: các dự án tỷ lệ 1/200.000
(khoanh vùng khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng >0,5m3/s; phát điện với công suất >1.000KW; và cho các mục
đích khác với lưu lượng >2.000m3/ngày đêm); các dự án tỷ lệ 1/100.000 (khoanh vùng khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với
lưu lượng >0,2m3/s; phát điện với công suất >500KW; và cho các mục đích khác với lưu lượng >1.000m3/ngày đêm); các dự án tỷ lệ 1/50.000 (khoanh vùng khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng >0,05m3/s; phát điện với công suất >50KW; và cho các mục đích khác với lưu lượng >500m3/ngày đêm); và các dự án tỷ lệ 1/25.000 (khoanh vùng khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng >0,02m3/s; và cho các mục đích khác với lưu lượng >100m3/ngày đêm).


Các dự án điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất chia ra: các dự án tỷ lệ 1/200.000 (điều tra chi tiết các đối tượng khai thác NDĐ có qui mô >200 m3/ngày); các dự án tỷ lệ 1/100.000 (điều tra chi tiết các đối tượng khai thác NDĐ có qui mô >100 m3/ngày); các dự án tỷ lệ 1/50.000 (điều tra chi tiết các đối tượng khai thác NDĐ có qui mô >20 m3/ngày) và các dự án tỷ lệ 1/25.000 (điều tra chi tiết các đối tượng khai thác NDĐ có qui mô >10 m3/ngày).

Một số điểm cần hết sức lưu ý khi thực hiện các dự án loại này là ngoài việc điều tra chi tiết số lượng TNN đang được khai thác sử dụng cần chú ý điều tra cả các thông tin về mức độ đáp ứng về số lượng, chất lượng của nguồn nước; xu thế biến động về nhu cầu và thay đổi hình thức khai thác và sử dụng; tình hình quản lý và hiệu quả khai thác sử dụng nước dưới đất; xác định vấn đề nổi cộm có liên quan đến khai thác sử dụng TNN và đề xuất phương hướng khắc phục.


III - CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC

Sau khi đã có các thông tin về số lượng, chất lượng và diễn biến theo thời gian và không gian; hiện trạng khai thác, sử dụng và những vấn đề của
TNN, các nhà quản lý cấp tỉnh cần tham mưu đề xuất thực hiện các dự án quy hoạch TNN.


Văn bản pháp lý chính làm cơ sở để đề xuất nhiệm vụ, lập đề cương chi tiết dự án, nội dung công việc và tính toán chi phí và sản phẩm của các dự án quy hoạch TNN là Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông; Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 5 tháng 10 năm 2009 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch TNN.

Trước khi tiến hành lập các dự án quy hoạch TNN, cần thiết phải thực hiện dự án lập nhiệm vụ quy hoạch TNN. Nội dung chính của dự án này gồm: a) Đánh giá tổng quát về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng TNN lưu vực sông, tình hình bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng, phát triển TNN, phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra; b) Xác định mục tiêu, nhu cầu sử dụng nước, tiêu nước, các vấn đề cần giải quyết trong bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng, phát triển TNN, phòng, chống, giảm thiểu tác hại, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; c) Xác định quy hoạch thành phần cần phải xây dựng, thứ tự ưu tiên và phạm vi lập quy hoạch của các quy hoạch thành phần nhằm đạt được các mục tiêu, giải quyết các vấn đề đã xác định; d) Đề ra giải pháp và tiến độ lập quy hoạch lưu vực sông.

Các dự án quy hoạch TNN bao gồm các quy hoạch thành phần sau: a) Quy hoạch phân bổ TNN; b) Quy hoạch bảo vệ TNN; c) Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Phạm vi của quy hoạch (QH) thành phần có thể toàn lưu vực, một hay một số tiểu lưu vực.

Nội dung chủ yếu của các QH thành phần được quy định tại các Điều 14, 15, 16, của Nghị định 120, trong đó đặc biệt lưu ý các nội dung sau đây:

III.1 - Đối với Quy hoạch phân bổ TNN

• Xác định các vấn đề tồn tại trong việc khai thác sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và lập thứ tự ưu tiên giải quyết, khả năng đáp ứng các nhu cầu nước đối với từng nguồn nước.
• Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cấp nước sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng nước khác bao gồm cả nhu cầu cho bảo vệ môi trường trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.
• Xác định mục đích sử dụng nước, dòng chảy tối thiểu cần duy trì trên các đoạn sông trong lưu vực và các biện pháp cần thực hiện để giải quyết các vấn đề đã xác định.

III.2 - Đối với Quy hoạch bảo vệ TNN

• Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước đối với từng nguồn nước, phân vùng chất lượng nước.
• Xác định và đánh giá tầm quan trọng của các hệ sinh thái dưới nước.
• Xác định mục tiêu chất lượng nước trên cơ sở mục đích sử dụng nước đối với từng nguồn nước.
• Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường nước, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm hoặc suy thoái, cạn kiệt.

III.3 - Đối với Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

• Đánh giá tổng quát hiệu quả các biện pháp công trình, phi công trình đã được xây dựng, thực hiện trên lưu vực để phòng, chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả do nước gây ra và ảnh hưởng của các biện pháp này đối với các vùng ngập lụt, vùng đất ngập nước, các vấn đề về bồi, xói lòng, bờ sông, vùng cửa sông, ven biển.
• Xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt, hạn hán đối với toàn bộ lưu vực sông, từng vùng, từng tiểu lưu vực.
• Kiến nghị việc điều chỉnh các thông số hoặc điều chỉnh quy trình vận hành hiện tại của các công trình phòng, chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả do nước gây ra.

Hiện nay, chúng ta chưa có các văn bản quy định, hướng dẫn về các tiêu chí và cách thức, phương pháp để thực hiện nhiều nội dung chủ yếu của các QH thành phần. Nói cách khác là các nội dung chủ yếu của các QH thành phần đã được xác định khá rõ ràng, nhưng làm thế nào, làm bằng cách nào để thực hiện được các nội dung đó thì còn đang là các vấn đề khó khăn cho công tác xây dựng QH TN và đang được nghiên cứu.

Một số vấn đề khó khăn điển hình cho công tác lập QH TNN hiện nay là chưa có nguyên tắc, tiêu chí phân vùng QH TNN, phân vùng chất lượng nước; chưa có tiêu chí xác định mức độ quan trọng của các vấn đề về TNN và thứ tự ưu tiên để giải quyết các vấn đề đó; chưa có nguyên tắc, tiêu chí xác định thứ tự ưu tiên và phương pháp xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cấp nước sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng nước khác bao gồm cả nhu cầu cho bảo vệ môi trường trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.

IV - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Nước dưới đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các tỉnh phía Nam, đặc biệt với các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có 34% dân số đô thị và gần 65% dân số nông thôn phụ thuộc vào nguồn nước dưới đất. Tại một số tỉnh như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang, An Giang, NDĐ là nguồn cung cấp nước duy nhất cho các mục tiêu ăn uống, sinh hoạt và công nghiệp. Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới TN NDĐ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng nông thôn. Rõ ràng đánh giá các tác động của BĐKH và nước biển dâng (NBD) tới TN NDĐ, và đề xuất các giải ứng phó là rất quan trọng. Vì vậy việc đề xuất xây dựng và thực hiện dự án này là rất cấp thiết.


Các tác động tiềm tàng của BĐKH tới TNN đã được công nhận từ lâu, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu liên quan tới NDĐ. Các trọng tâm chính của những nghiên cứu các tác động của BĐKH tới NDĐ là định lượng các tác động trực tiếp do thay đổi lượng mưa, nhiệt độ. Những nghiên cứu như vậy sử dụng một loạt công nghệ mô hình như mô hình cân bằng nước - đất, mô hình kinh nghiệm, mô hình khái niệm và các mô hình phân bố phức tạp hơn, tất cả các mô hình đều cho kết quả là có sự thay đổi đối với lượng bổ cập NDĐ với giả thiết là các thông số khác (ngoài lượng mưa và nhiệt độ) là hằng số. Có hai thông số chính có tác động đáng kể đến mực nước dưới đất là: Lượng bổ cập và mực nước/hoặc lượng nước thoát ra sông. Để đánh giá tác động tới hệ thống NDĐ do sự thay đổi của hai thông số này cần thiết phải có một mô hình dòng chảy đã được hiệu chỉnh và tiến hành phân tính tính nhạy cảm bằng cách thay đổi hai thông số này và tính toán sự thay đổi của cân bằng nước (ví dụ sự khác nhau về mực nước). Ngoài hai thông số chịu tác động của BĐKH nêu trên, lượng khai thác nước dưới đất cũng ảnh hưởng trực tiếp tới mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước, ảnh hưởng của việc khai thác nước cần được đánh giá cùng với ảnh hưởng của BĐKH, từ đó sẽ đề ra các giải pháp ứng phó hợp lý.

Như vậy các nội dung chính của một dự án đánh giá tác động của BĐKH và NBD tới TN NDĐ và đề xuất các giải ứng phó bao gồm:
- Đánh giá tổng quan TN NDĐ (hệ thống các tầng chứa nước, trữ lượng, chất lượng và mức độ khai thác, ...) vùng nghiên cứu.
- Phân tích số liệu khí hậu từ các trạm khí tượng và từ mô hình khí hậu toàn cầu (GCM), xây dựng bộ số liệu BĐKH trong tương lai gồm nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng theo các kịch bản.
- Đánh giá sự thay đổi của lượng bổ cập cho NDĐ dựa trên các số liệu lượng mưa và nhiệt độ và những thay đổi của các thông số này từ kết quả của mục 2.
- Xây dựng và hiệu chỉnh mô hình dòng chảy NDĐ sử dụng các thông tin đầu vào về lượng bổ cập và mực nước biển dâng nhận được từ mục 3, sử dụng kết quả chạy mô hình theo các kịch bản để đánh giá tác động của BĐKH và hiện trạng khai thác NDĐ tới TN NDĐ tới trữ lượng, mực nước dưới đất và sự dịch chuyển của các biên mặn nhạt.
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với các tác động của BĐKH tới TN NDĐ.
- Điều quan trọng nhất trong xây dựng và thực hiện các dự án loại này là phải có được thông tin và sự tham gia của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau.

KẾT LUẬN
Dựa trên kinh nghiệm thu được thông qua các dự án đã được Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam thực hiện, các tác giả bài báo muốn chia sẻ các ý tưởng để các nhà quản lý TNN ở các tỉnh tham mưu đề xuất UBND tỉnh xây dựng và thực hiện các loại dự án: 1) điều tra đánh giá TNN; 2) điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng TNN; 3) lập quy hoạch TNN; và 4) các dự án đặc biệt có tính cấp thiết ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới TNN (biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đô thị hóa nhanh, lưu trữ nước mặt, bổ sung nhân tạo nước dưới đất…) nhằm tạo ra các cơ sở khoa học để công tác quản lý tài nguyên nước ngày một tốt hơn.

(Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam)
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
 

Hội nghị khoa học điều tra, đánh giá và quy hoạch TNN khu vực phía Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: SINH VIÊN TRAO ĐỔI HỌC TẬP :: Nghiên cứu khoa học-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 8:30 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất