Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
fat_Mouse

fat_Mouse

Điều hành diễn đàn

Huy chương : Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ)  Huychu10Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ)  Medal111
Tổng số bài gửi : 550
Điểm : 866
Được cảm ơn : 34
Ngày tham gia : 24/11/2010

Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ)  Empty
Bài gửi Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ)  EmptyNguy cơ cạn kiệt nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ)    Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ)  I_icon_minitimeFri Oct 26, 2012 10:22 am Bài viết số 1

Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy ( Phú Thọ) có diện tích trên 1 km2, trữ lượng gần 20 triệu m3 chạy dọc theo sông Đà là lợi thế để huyện Thanh Thủy phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch... Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nước khoáng nóng bừa bãi, thiếu quy hoạch đang khiến nguồn nước khoáng nóng ở đây có nguy cơ cạn kiệt. Thực tế này đòi hỏi các cấp, các ngành liên quan phải thắt chặt quản lý để nguồn tài nguyên quý hiếm không bị lãng phí, Nhà nước không thất thu thuế, kinh doanh du lịch dịch vụ lành mạnh, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
Lãnh đạo thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy cho biết: Túi nước khoáng nằm trọn trong khu 3, một phần khu 4 và kéo dài qua bãi nổi sang tận Ba Vì - Hà Nội. Riêng khu vực thị trấn có khoảng gần 300 hộ khoan giếng với độ sâu từ 32 – 35 m để lấy nước phục vụ đích sinh hoạt hàng ngày. Trong đó có gần 20 hộ làm dịch vụ kinh doanh tắm nước khoáng nóng…
Một số mũi khoan tự phát thậm chí đã “ăn” cả vào hành lang đê. Sau khi kiểm tra, phát hiện, UBND thị trấn đã yêu cầu dừng khai thác và đổ bê-tông để lấp đầy các lỗ khoan. Việc khoan giếng tự phát đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Hàng trăm lỗ khoan, khai thác không có giới hạn định mức đã làm áp lực mỏ khoáng tụt xuống, ranh giới mỏ thu hẹp, độ nóng nước khoáng giảm theo. Qua số liệu điều tra tại lỗ khoan 101 năm 1982 đạt độ nóng 410C, đến năm 2000 chỉ còn 370C. Cùng với khu vực nước nóng Thanh Thủy, khu vực bên kia sông Đà, thuộc Hà Nội cũng đang diễn ra việc khai thác mỏ nước khoáng nóng rất sôi động. Trữ lượng dự kiến 20 triệu m3 nước nòng là lớn, nhưng nếu không có hướng khai thác hợp lý thì nguồn khoáng nóng này chẳng bao lâu sẽ sớm cạn kiệt.
Hiện nay, nguồn nước nóng Thanh Thủy không những bị thất thoát do những hộ dân tự khoan giếng mà còn làm thất thu một lượng tiền lớn cho ngành thuế. Trên thực tế, qua kiểm tra, toàn bộ các gia đình đã khoan nước nóng sử dụng sinh hoạt, những hộ kinh doanh phục vụ tắm đều không có Giấy phép khai thác khoáng sản. Hơn nữa, nước đưa lên sử dụng không có đồng hồ đo khối lượng đã dùng, chủ yếu do các hộ kinh doanh tự khai, tự nộp nên ngành thuế không có cơ sở để tận thu.
Theo quy định của UBND tỉnh, mức thuế tài nguyên đối với một khối nước khoáng nóng là 35 nghìn đồng. Trong khi đó, ngành thuế thu được chưa đầy chục triệu đồng/tháng của các doanh nghiệp lẫn người dân tự khai thác; hộ kinh doanh nộp thuế cao nhất chỉ đạt vài trăm nghìn đồng/tháng, hộ thấp là hơn 100 nghìn đồng/tháng.
Tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã giao đất, cho thuê đất hoạt động có liên quan đến sử dụng nước khoáng cho 9 đơn vị với diện tích 218 ha bao gồm: Khoa Niệm, Tre Nguồn, Thủy Châu, Sông Thao...
Là một trong những hộ kinh doanh dịch vụ tắm nước khoáng nóng đầu tiên tại thị trấn, Công ty TNHH Khoa Niệm hiện có 1 bể bơi và khoảng 40 phòng tắm. Với thâm niên kinh doanh gần 10 năm nay, khối lượng nước mà cơ sở này sử dụng thật khó tính nổi, song số tiền nộp ngân sách thì chẳng đáng là bao.
Cùng với Khoa Niệm, tuy mới ra đời được hơn một năm nhưng Tre Nguồn đã rất thức thời khi đầu tư xây dựng ngay một bể bơi cỡ lớn trong nhà có sức chứa 150 m3, được thay nước 1 lần/ngày. Ngoài ra Công ty còn có 21 phòng nghỉ có bồn tắm khoáng nóng... Như vậy, nếu áp theo mức thuế trên, tính riêng khối lượng nước bể bơi, mỗi ngày các doanh nghiệp này sẽ phải nộp trên dưới 4 triệu đồng tiền thuế. Đó là chưa tính đến khối lượng nước sử dụng tại các phòng tắm đơn lẻ.
Nguồn tài nguyên nước khoáng nóng là tiềm năng thiên nhiên ưu đãi cho khu vực Thanh Thủy để phát triển kinh tế, du lịch, song cần quản lý, khai thác tốt, xử lý nghiêm những vi phạm để tài nguyên này được khai thác có hiệu quả vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo nguồn thu cho địa phươn
g
.
Về Đầu Trang Go down
 

Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: BẢN TIN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐCCT :: Tin tức hàng ngày-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Tue Mar 19, 2024 5:33 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất