Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Chặng đường 40 năm gian khó và vinh quang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Chặng đường 40 năm gian khó và vinh quang Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Chặng đường 40 năm gian khó và vinh quang Empty
Bài gửi Chặng đường 40 năm gian khó và vinh quang EmptyChặng đường 40 năm gian khó và vinh quang   Chặng đường 40 năm gian khó và vinh quang I_icon_minitimeMon Nov 15, 2010 10:16 pm Bài viết số 1

CHẶNGĐƯỜNG 40 GIAN KHÓ VÀ VINH QUANG

Cuối năm1967, Bộ môn ĐCTV được thành lập trên cơ sở là một nhómchuyên môn trong Bộ môn ĐCCT và Khoan. Nhóm chuyên môn ĐCTV- ĐCCT phát triển vàthành lập Bộ môn ĐCCT, và sau đó tiếp tục phân chia ra hai Bộ môn là ĐCCT và ĐCTV.
Thời gian đầu thành lập Bộ môn chỉ có các giáoviên gồm: Nguyễn Kim Cương, Tôn Sĩ Kinh, Nguyễn Thượng Hùng (đang làm NCS tạiLiên xô); Vũ Ngọc Kỷ (NCS ở Ba Lan), Phan Ngọc Cừ (NCS ở Liên Xô), Nguyễn KimNgọc, Bùi Học, Đặng Hữu Ơn, Trần Luận, Nguyễn Giá, Nguyễn Viết Thịnh, Phùng VănBảng, cô Phạm Ngọc Bích và cô Lưu Thị Vượng.
Cácgiai đọan phát triển của Bộ môn từ 1967 đến nay có thể phân chia theo các thờikỳ sau:

1. Giai đoạn1967-1974 (Những năm ở Thuận Thành - Bắc Ninh)
Vàocuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1967 nhà trường quyết định tách nhóm ĐCTV trongbộ môn ĐCCT thành lập bộ môn ĐCTV. Thày Nguyễn Giá được cử làm người phụ tráchBộ môn. Toàn bộ cán bộ của khoa ĐCCT trong đó có bộ môn ĐCTV chuyển địa điểmcông tác từ thôn Đình Tổ xuống thôn Đồng Văn của xã Đại Đông Thành, Hà Bắc. Tấtcả học sinh ngành ĐCTV- ĐCCT và khoan đều được di chuyển về các thôn Phú Mỹ, ÁLữ, Đồng Đông của xã Đại Đồng Thành. Riêng Khóa 8 đang làm đồ án tốt nghiệp ở lạithôn Lệ Chi (ngoại thành Hà Nội ).
Lúcmới thành lập Bộ môn ĐCTV là thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân tachuyển sang giai đoạn ác liệt. Đất nước thời chiến vô cùng khó khăn, gian khổnên cuộc sống của thày trò ngành ĐCTV- ĐCCT cũng vậy. Những ngày mới xuống Đại ĐồngThành tất cả giáo viên học sinh đều phải ở nhờ, học nhờ trong nhà dân, bàn ghếlàm việc không có, sinh viên đều phải ngồi kê vở lên đầu gối để ghi chép, thàythì nhờ bàn của dân song không phải nhà nào cũng có bàn còn bảng thì tuỳ theo điềukiện cụ thể, nhà dân có thứ gì có thể viết lên được đều có thể là bảng. Đèn vàdầu cũng không có, thày trò đều phải tự tạo đèn bằng cách dùng các lọ mực cũlàm bầu đựng dầu, ống tiêm nhồi bông vào làm bấc và kiếm một ống thuỷ tinh nhỏnhư ngón tay để làm bóng đèn và kéo dài ngọn lửa. Có cán bộ còn dùng mảnh gươngvỡ làm kính phản chiếu để tăng độ sáng. Giấy, vở, bút mực cũng rất thiếu thốn.Lương thực phẩm được mua phân phối theo tiêu chuẩn: giáo viên được 13,5kg gạo,0,25kg thịt và 0,5kg đường/ tháng. Sinh viên có tiêu chuẩn là 15 kg gạo; 0,2kgthịt và 0,1 kg đường/tháng. Gạo thường bị mục, rất hôi và rất nhiều sạn, vậy màkhông phải lúc nào cũng có đủ gạo để ăn. Nhiều tháng phải độn 50 đến 80% thậmchí 100% bột mì đen có rất nhiều mọt nên lúc nào cũng đói cồn cào. Có thàytrong bộ môn đã phải đi đào củ chuối về ăn thêm. Than, củi để nấu ăn cũng thiếu,thậm chí còn phải sử dụng đến các mảnh vụn của lốp ô tô thải ra sau khi ngườita cắt làm dép râu (dép Bình Trị Thiên) để đun, khói muội đen sì và khét mù cảvùng . Nhiều thày giáo đã bị ghẻ, ngứa, đứng ở đâu cũng gãi.
Mặc dù khó khăn như vậy nhưng các thày trong bộmôn vẫn say sưa giảng dậy tốt. Để sinh viên thực hiện các thí nghiệm phân tíchnước, các thày cô nhóm thuỷ địa hoá đã phải đạp xe khắp Hà Nội để lùng mua từngcái chai, từng đoạn thuỷ tinh về làm ống nghiệm, đi bộ xa 5-6 km để nhờ pha hoáchất, dùng xoong nồi gang để thay tủ sấy, ấm đun nước để cất nước, đoạn tre dàibuộc làm giá buyret. Các thày cô nhóm thuỷ động lực đi nhặt từng mảnh tôn, gòghép để tạo ống thấm và máng thấm giúp học sinh có dụng cụ tiến hành thí nghiệmDarcy.
Tuyđiều kiện khó khăn nhưng khối lượng công việc lại rất lớn, không chỉ có giảng dậymà tất cả các thày cô đều phải tham gia vào xây dựng lớp học, nhà ở, đắp đê chốnglụt, và nhiều hoạt động công ích khác. Tuy vậy, bộ môn vẫn luôn tìm mọi cách đểcác thày cô được tham gia học tập nâng cao kiến thức. Khi có điều kiện ngay lậptức cử các thày đi nghiên cứu sinh, thực tập sinh hoặc tham gia các lớp họcchuyên môn khác. Hơn nữa, khi ở cơ sở sản xuất, hoặc đơn vị vũ trang nào có yêucầu bộ môn lập tức cử các thày tham gia giúp đỡ họ. Mặc dù làm như vậy là các đồngchí ở nhà phải gánh vác tất cả các công việc của các đồng chí đi vắng.

Đầu năm 1968, khoa mua được một nhà ngói5 gian và giao 3 gian cho bộ môn, 2 gian làm phòng thí nghiệm còn một gian vừalàm kho hoá chất và đựng dụng cụ thuỷ tinh, vừa là chỗ ở của thày Nguyễn Kim Ngọc.Sau này vào cuối năm 1970, phân tích nước được chuyển cho bộ môn Hoá, bộ mônKhoan được chuyển ra nhà tập thể mới làm, toàn bộ căn nhà này được giao cho bộmôn ĐCTV, 3 gian làm chỗ ở cho các thày còn 2 gian làm văn phòng bộ môn. Giữa năm1968, thày Bùi Học tốt nghiệp, được giữ lại Bộ môn và lập tức được phân công đithực tế đồng thời quản lý nhóm thực tập tốt nghiệp của K9 ở Mạo Khê. Thày Ơnsau khi kết thúc lên lớp cũng được cử đi thực tế và quản lý một nhóm K9 ở QuảngYên; thày Ngọc vừa lên lớp cho K10 môn ĐCTV đại cương vừa làm công tác tuyểnsinh K12 cho cả khoa ĐC và ĐCCT.
Đầunăm 1968 thày Nguyễn Thượng Hùng sau khi bảo vệ thành công luận án PTS ĐCTV đầutiên của Việt Nam ở Liên Xô, trở lại công tác tại bộ môn. Khi về thày Hùng đượcgiao chức vụ Trưởng bộ môn ĐCTV, như vậy thày Hùng là chủ nhiệm đầu tiên của bộmôn. Vài tháng sau bộ môn được bổ sung thêm thày Hoàng Kim Phụng vừa tốt nghiệpở Liên Xô về.

Năm 1969 thày Bảng,thày Giá, thày Hùng được phân công ở lại dạy còn các thày Ngọc, Thịnh, được cử đithực tế và hướng dẫn thực tập tốt nghiệp ở Đoàn ĐC 45 nay là Viện NCĐC& KSvề sử dụng phương pháp thuỷ địa hoá tìm kiếm mỏ sulphur. Thày Phụng đi thực tế ởđoàn 36C, thày Ơn đi đoàn ĐCTV 37. Đến tháng 8 năm 1969 bộ môn có chỉ tiêu đi bồidưỡng cho cán bộ và cử thày Ngọc đi NCS , thày Ơn đi thực tập sinh đồng thờirút thày Đoàn Văn Cánh và Nguyễn Tuấn Tiến đang thực tập tốt nghiệp về cùng đithực tập tại Liên Xô.
Mặcdù công việc vô cùng bận rộn , đời sống cực kỳ khó khăn, để giúp cho sinh viêncó tài liệu học tập bộ môn đã chú ý đến việc viết giáo trình. Chính vì vậy năm1971 bộ môn đã viết xong và tự in ronio các giáo trình: địa chất thuỷ văn đại cương(Tôn Sĩ Kinh); Thuỷ địa hoá (Nguyễn Thượng Hùng) và cơ sở ĐCTV - ĐCCT (NguyễnKim Cương). Cuối năm 1970 đầu1971 thày Vũ Ngọc Kỷ và thày Phan Ngọc Cừ bảo vệthành công luận án PTS ở Ba Lan và Liên Xô trở lại bộ môn công tác. Đồng thờithày Tôn Sĩ Kinh được cử sang Liên Xô làm NCS. Trong năm đó thày Thịnh tham giaquân đội, cô Bùi Thể Nhân chuyển về bộ môn hoá khoa Cơ Bản nên bộ môn cũng chuyểnphần phân tích nước trong giáo trình ĐCTV đại cương về bộ môn hoá. Để tăng cươnglực lượng bộ môn giữ đã giữ cô Quản MaiHương (K10), thày Đào Vinh (K12); thày Nguyễn Quang Trị tốt nghiệp ở Trung Quốcvà cuối năm 1971 thêm thày Lê Văn Niệm và cô Nguyễn Thị Thiện tốt nghiệp trungcấp ĐCTV-ĐCCT về phục vụ thực tập và thí nghiệm. Năm 1971 thày Tôn Sĩ kinh đượccử làm chủ nhiệm khoa ĐCCT và sau đó đi NCS nước ngoài.

Năm 1972 thày Ơn,thày Cánh và thày Tiến kết thúc 3 năm thực tập nước ngoài, đồng thời thầy PhanThế Kỷ tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Ba Cu về công tác tại Bộ môn.

Cuối năm 1973
đầu 1974 thày Ngọc bảo vệ thành công luận án PTS ở Rumani trở lại bộ môn, thày Nguyễn Kim Cương được rútvề không thường trực tại Hà Nội. Thày Nguyễn Giá phó chủ nhiệm khoa được điều độngđi làm việc khác sau đó đi quản lý học sinh ở Liên Xô.

Vào năm 1974 lực lượng bộ môn đã khá hùng hậu. Bộ môn hình thành 3 nhómchuyên môn chính gồm nhóm thuỷ địa hoá do thày Hùng phụ trách, nhóm thuỷ động lựcdo thày Cừ phụ trách và nhóm điều tra ĐCTV do thày Kỷ phụ trách.
Trongnhững năm này sinh viên các khoá ĐCTV- ĐCCT tuyển vào khá đông, các khoá sinhviên dài hạn K11, K12, K13, K14 đều xấp xỉ trên dưới 100 người mỗi khoá, đồngthời còn các khoá chuyên tu K12, K13, K14, K15, K16,K17 và tại chức, học hoàntoàn ở Hà Bắc. Bộ môn không những đảm nhận dậy các môn chính ngành mà còn phảidậy cho các ngành ĐCTD, ĐVL thuộc khoa Địa chất, các lớp cho Khoa Mỏ như KTLT,KTHL, XDM cả chính quy, chuyên tu, tại chức ở cách nhau trên 10km. Bộ môn cònphải tìm, liên hệ địa điểm và cử cán bộ hướng dẫn sinh viên chính ngành thực hiện2 đợt thực tập: sản xuất 3 tháng, tốt nghiệp 14 tuần; Phạm vi thực tập của sinhviên khắp cả miền Bắc từ Lào Cai đến Nghệ An. Trong những năm khó khăn như vậynhưng nhu cầu cán bộ của sản xuất khá lớn. Bộ môn đã cố gắng đáp ứng nhu cầu đóngay từ những năm 70 của thế kỷ 20. Không những hoàn thành nhiệm vụ đào tạo rấtnặng nề, các thầy đã thực sự xâm nhập đời sống thực tế để giải quyết các vấn đềkhoa học kỹ thuật mà đời sống yêu cầu. Các cán bộ có nhiều đóng góp như thàyBùi Học, Phùng Văn Bảng Nguyễn Viết Thịnh,thày Đào Vinh, thày Kim Ngọc, Thầy Nguyễn Thượng Hùng, Đoàn Văn Cánh...
Tronggiai đoạn ở Thuận Thành bộ môn đã quản lý tổ chức học tập cho các lớp ĐCTV- ĐCCTK8, K9, K10, K11, K12, K13, K14, K15, K16 các lớp chuyên tu ĐCTV-ĐCCT K12, K13,K14, K15, K16 và K17. Tổ chức bảo vệ tốt nghiệp cho các lớp ĐCTV- ĐCCTK8,9,10,11,12,13,14 và các lớp chuyên tu ĐCTV-ĐCCT K12, K13, K14, K15,và K16.
Trongthời gian ở Hà Bắc cả khoa ĐCCT chỉ có 1 chi bộ CBGD, bộ môn ĐCTV có một tổ đảngvới số đảng viên nhiều nhất khoa.

Nhưvậy có thể thấy giai đoạn ở Hà Bắc là giai đoạn xây dựng của Bộ môn.

2. Giai đoạn 1974-1982: Những năm gian khổ tại ở Phổ Yên - Bắc Thái

Vào năm 1974 nhà trường chuyển về Phổ Yên, Bắc Thái. Tại đây Bộ môn cũng như nhà trường gặpkhông ít khó khăn. Ở Phổ Yên, cả trường tập trung thành một cụm không còn cáchxa nhau trên 10km như ở Hà Bắc nên có phần bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên trong nhữngnăm tháng đó đời sống kinh tế của giáo viên và sinh viên cực kỳ khó khăn. Cólúc không còn gạo ăn, ban giám hiệu phải vào các hợp tác xã vay gạo cho sinhviên và giáo viên để khỏi bị đứt bữa.
Ngaykhi lên Phổ Yên, bộ môn đã phải lập lại phòng thí nghiệm phân tích nước do bộmôn hoá phân tích không đảm nhiệm được. Lại một lần nữa các thày cô phải đi kiếmtừng cái buyret, chai lọ, chiếc bàn, chiếc ghế, nồi chưng nước cất để kịp choK18 thực hành thí nghiệm; đồng thời bộ môn cũng phục hồi một số thiết bị theodõi khí tượng để học sinh có dụng trong học tập. Cuối năm 1974 thày Nguyễn ThượngHùng được điều động đi công tác ở vùng giải phóng, đến khi miền Nam hoàn toàngiải phóng, thày Hùng được cử biệt phái sang Viện Khoa học Việt Nam để xây dựngbộ phận nước ngầm trong Viện Địa chất. Sau đó, đầu năm1976 Thầy chuyển hẳn về Viện Khoa học Việt Nam. Thày Kỷ được cửlàm chủ nhiệm bộ môn thay thày Hùng, thày Ngọc được bổ sung làm phó chủ nhiệm bộmôn cùng với thày Phan Ngọc Cừ. Tuy nhiên các quyết định chỉ được truyền bằngmiệng, không có quyết định bằng văn bản. Thày Đào Vinh cuối năm đó được chuyểnvề phòng nước ngầm của Viện Địa chất; thày Tôn Sĩ Kinh cuối năm trúng cử vào đảnguỷ trường và được cử đi học chính trị tại học viện Nguyễn Ái Quốc sau đó vềcông tác tại Bộ đại học; thày NguyễnQuang Trị xin chuyển về quê miền Nam, cô Quản Mai Hương xin chuyển về trường vừahọc vừa làm ở Hà Nội. Một lần nữa Bộ môn lại thiếu hụt cán bộ. Sau đó Bộ môn đượcbổ sung thêm thày Hoàng Văn Hưng và Nguyễn Bá Nguyên vừa tốt nghiệp ở Liên Xô về.Trong những ngày đầu lên Phổ Yên, thày Kỷ được giao thêm nhiệm vụ đánh giá tìnhhình hoạt động của ngành ĐCTV ở miền Bắc từ khi hoà bình lập lại (1954). Cùngthời gian đó thày Hùng được giao xây dựng đề cương và tổ chức điều tra ĐCTV ởmiền Nam và xây dựng atlát toàn quốc. Thực hiện nhiệm vụ này thày Kỷ và thàyHùng phải đi thực địa kéo theo nhiều thày khác như thày Cương, thày Cánh, thàyTiến, thày Cừ, bởi vậy lực lượng cán bộ của Bộ môn lại trở nên rất thiếu.

Đầu năm 1978 thày Kỷ đi thực tập sinh cao cấp, thày Cương đi học tiếng Pháp và thực địa, thày Học đi NCS ở CHDC Đức,thày Đặng Hữu Ơn và thày Đoàn Văn Cánh thi NCS và làm luận án PTS ở Liên Xô.Trong hoàn cảnh thiếu cán bộ như vậy bộ môn vẫn phải tổ chức thực tập tốt nghiệpcho K15, thực tập sản xuất cho K16 ở các địa phương từ Quảng Bình đến Lạng Sơn.
Vàonhững năm 1976, 1977, lần đầu tiên trong trường Đại học Mỏ Địa chất, bộ môn ĐCTVđã tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế - kỹ thuật với cơ sở sản xuất là Liên hiệpXí nghiệp Khảo sát Xây Dựng thuộc Bộ xây dựng thực hiện đo vẽ lập bản đồ ĐCTV, ĐCCTtỷ lệ 1:25.000 tại khu vực Xuân Mai. Chính hoạt động này đã mở đầu cho việc kýkết các hợp đồng kinh tế kỹ thuật của các bộ môn với các cơ sở sản xuất và đã tăngcường mối quan hệ của Bộ môn với Liên hiệp Xí nghiệp Khảo sát Xây dựng nóiriêng cung như Bộ Xây dựng nói chung. Việc ký kết hợp đồng kinh tế là một hướngphát triển vững chắc của sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ sảnxuất. Trong thời gian này Bộ môn kết hợp với Hội ĐCTV đã tiến hành mở các lớpsau đại học, thường được tổ chức tại Liên hiệp Xí nghiệp Khảo sát Xây dựng số91 Phùng Hưng Hà Nội.

Năm 1977, ngay saukhi thành lập Liên đoàn ĐCTV Miền Nam (Liên đoàn VII, nay là Liên đoàn ĐCTV-ĐCCTMiền Trung tình hình miền nam lúc đó còn rất phức tạp, lực lượng Phurô nổi lênkhắp nơi, việc đi lại còn rất khó khăn nhưng do yêu cầu của Liên đoàn cần cócác cán bộ kỹ thuật để đo vễ lập bản đồ và thi công các phương án tìm kiếm thămdò nước ngầm ở Tây nguyên. Chi bộ đã họp và quyết định đưa học sinh vào TâyNguyên và cử thày Nguyễn Kim Ngọc vào hợp đồng với Liên Đoàn ĐCTV Miền Nam.Theo tinh thần hợp đồng tất cả học sinh vào thực tập tại Liên Đoàn ĐCTV MiềnNam có trách nhiệm làm việc theo sự phân công của liên đoàn như một cán bộ kỹthuật có trình độ trung cấp. Liên đoàn sẽ trả lương và chế độ đúng với chứcdanh họ đảm nhiệm. Theo tinh thần đó Bộ môn đã đưa gần 30 sinh viên K19 đi thựctập sản xuất tại Liên đoàn ĐCTV Miền Nam trong thời gian gần 6 tháng. Địa bànthực tập trải rộng từ Đức Cơ (Gia Lai), Krông Pach (Đắc Lắc), Tuy An ( Phú Yên); Bắc Bình - Sông Mao (Bình Thuận). Thày Phan Ngọc Cừ và thày Phạm Văn Tỵ cũngđã đến tận các nhóm để kiểm tra. Chính từ đợt thực tập này đã mở đầu cho sự gắnbó chặt chẽ giữa Bộ môn với Liên đoàn VII cho đến hiện nay và đó cũng là bộ mônđầu tiên của trường Mỏ-Địa Chất mở rộng địa bàn thực tập cho học sinh ra cả nước.

Năm 1978 bộ môn đượcphép đào tạo PTS trong nước KS Hồ Vương Bính cán bộ Viện NC Địa chất và khoángsản và KS Phùng văn Bảng là các NCS đầu tiên của bộ môn. Cuối năm 1978 thày Kỷ,thày Cừ được cử làm chủ nhiệm và phó chủ nhiệm khoa Địa Chất, sau đó đến giữa năm1979 thày Kỷ được cử đi thực tập sinh cao cấp tại Ba Lan, thày Cừ được cử thaythày Kỷ làm quyền chủ nhiệm khoa và bộ môn. Thày Niệm và cô Thiện lại được cử đihọc các lớp chuyên tu, Bộ môn giữ lại cô Nguyễn Thị Hà và Đỗ Thuỳ Dương vừa tốtnghiệp K16.
Năm1978 lần đầu tiên bộ môn đón tiếp một khách từ trường đại học Thăm dò địa chấtMạc Tư Khoa (GS Ga vich) thăm và làm việc một tuần.

Năm 1979 xảy ra chiếntranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Cuộc tấn công của Trung Quốc chỉdiễn ra trong thời gian ngắn nhưng làm đảo lộn kế hoạch học tập do phải chuẩn bịsơ tán lần thứ hai và sau đó toàn trường phải đình chỉ học tập gần 2 tháng đixây dựng phòng tuyến Ngân Sơn (toàn bộ K21,K22) số còn lại đi xây dựng phòngtuyến sông Công. Công việc bộn bề lực lượng cán bộ không đông nên các thày phảilàm việc rất căng thẳng. Mỗi thày phải hướng dẫn trung bình 8-10 sinh viên tốtnghiệp, có thày hướng dẫn tới 18 sinh viên cho K18 dài hạn, chuyên tu và tại chức.
Năm 1980 thày Kỷ vàthày Học về nước, thày Lê Thiếu Sơn được giữ lại Bộ môn. Lực lượng cán bộ có đỡthiếu thốn hơn. Năm 1981 nhà nướctriển khai một số chương trình nhiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước.Trong lĩnh vực Địa Chất Bộ môn được giao chủ trì một đề tài quan trọng là “Nướcdưới đất CHXHCNVN mang mã số 44.04.01.01 do thày Kỷ làm chủ nhiệm, thày Ngọc đượcgiao đồng chủ nhiệm với kỹ sư Đỗ Trọng Sự phòng ĐCTV-ĐCCT Viện nghiên cứu Địachất và khoáng sản đề tài “Điều kiện ĐCTV-ĐCCT đồng bằng Bắc Bộ” mang mã số44.04.01.02. Ngoài ra Bộ môn còn tham gia nhiều đề tài khoa học cấp nhà nướckhác như để tài: “Nước khoáng CHXHCNVN”( thày Ngọc), “Hoàn thiện các phươngpháp thí nghiệm hút nước”(thày Ơn), “ Hoàn thiện công tác điều tra ĐCTV- ĐCCTcác mỏ khoáng sản cứng” (thày Kỷ, thày Ơn, thày Ngọc)…Nhiều cán bộ còn tham giađề tài với Phòng nước ngầm của Viện Địa chất thuộc Viện KH Việt Nam do thàyNguyễn Thượng Hùng làm chủ nhiệm (thày Cánh, thày Ơn). Từ năm đó một phong tràoNCKH của bộ môn diễn ra sôi nổi và kéo dài liên tục đến hiện nay.

Năm 1982 ngoài các hoạtđộng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, Bộ môn còn thực hiện các hợp đồng khoan thămdò kết hợp khai thác nước cho các đơn vị bộ đội, công an và các cơ sở sản xuấtvà tham gia các hoạt động với Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Bắc, Miền Trung và MiềnNam. Những hoạt động NCKH và phục vụ sản xuất này đã giúp cho cán bộ bộ môn giảiquyết được nhiều khó khăn về kinh tế và nâng cao kiến thức chuyên môn, thực tếphục vụ đắc lực cho công tác đào tạo. Trong năm 1982 thày Ngọc được cử đi họcngoại ngữ, thày Cánh được cử tập trung cho thi NCS và sau đó đi làm NCS.

3. Giai đoạn 1983 - nay: Những năm tháng trưởngthành và phát triển ở Hà Nội

Năm 1983 nhà trường đãchuyển về Cổ Nhuế Từ Liêm Hà Nội. Mặc dù còn không ít khó khăn nhưng có nhiềuthuận lợi rất cơ bản, trường tập trung gần trung tâm hành chính, văn hoá khoa họckỹ thuật, việc quan hệ giao tiếp với các cơ quan trung ương cũng như các địa phươngvà cả quan hệ quốc tế thuận lợi; cơ hội phát triển đã đến. Bộ môn cũng nằmtrong các khó khăn và thuận lợi chung của nhà trường và xã hội. Trong thời giansơ tán ở Hà Bắc cũng như ở Thái Nguyên, Bộ môn vẫn giữ lại được phòng số 303nhà C5 Đại học Bách Khoa Hà Nội và sử dụng làm nơi giao dịch của Bộ môn với cáccơ quan ngoài. Trên cơ sở đó phòng số 303 được được củng cố lại để vừa làmphòng thí nghiệm vừa làm văn phòng bộ môn và cũng là địa điểm tổng kết các đềtài của bộ môn.
Năm1983, thày Niệm tốt nghiệp đại học và chuyển về quê Hà Tĩnh, cô Đỗ Thuỳ Dương cũngchuyển đi cơ quan khác. Bộ môn đã mạnh dạn đề xuất với nhà trường một phương án“tạm tuyển” là nhà trường hợp đồng, bộ môn sẽ trả lương và có trách nhiệm bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn cũng như rèn luyện đạo đức tác phong trong vòng 2năm nếu các cán bộ phát huy tốt sẽ nghị nhà trường tuyển dụng chính thức. Phươngán đó đã được nhà trường chấp nhận đã mở ra một cách tuyển dụng mới ở trường.Theo đó bộ môn đã giữ lại thày Nguyễn Văn Lâm và thày Phạm Quý Nhân là 2 sinhviên khoá 22 mới tốt nghiệp. Ngay sau khi ở lại, cả 2 thày đã được tham gia thựchiện hợp đồng về thành lập bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 toàn quốc vớiLiên đoàn VIII cùng với thày Nguyễn Kim Ngọc, Nguyễn Bá Nguyên và Lê Thiếu Sơn.Công trình bản đồ ĐCTV Việt Nam 1:500.000 đã đoạt giải thưởng Huy chương vàng năm1985 trong đó có sự đóng góp đáng kể của Bộ môn. Ngoài nhóm cán bộ tham gia tổngkết, công trình trọng điểm của ngành địa chất đó còn có 4 cố vấn khoa học trongđó bộ môn có 2 là GS.Vũ Ngọc Kỷ và PGS. Nguyễn Kim Cương, ngoài ra còn có GS.Nguyễn Thượng Hùng là người vừa mới chuyển từ bộ môn về Viện KHVN.
Năm1983, KS Hồ Vương Bính - NCS đầu tiên của Bộ môn đã đã bảo vệ thành công luậnán PTS trong nước.

Năm 1984, cũng nhưcác năm trước, hoạt động của bộ môn trong năm 1984 vẫn duy trì ở nhịp độ cao. Ngoài các hoạt động thông thường,bộ môn đã tác với Viện Khảo sát Thiết kế Bộ Quốc Phòng để tìm nước cho các đơnvị bộ đội ở Đông Bắc và Thanh Hoá. Do yêu cầu công tác, thày Cừ chuyển về vănphòng Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản nhà nước. Cuối năm 1984, KS.Phùng Văn Bảng đã bảo vệ thành công luận án PTS trong nước thứ 2 của ngành và củabộ môn.

Năm 1985 các hoạt độngđược đẩy lên với nhịp độ rất cao do phải tiến hành tổng kết các đề tài NCKH cấpnhà nước và xây dựng các đề cương nghiên cứu cho chương trình tiếp theo. Suốt cảnăm đó, phòng 303 nhà C5 như một công trường vào kỳ nước rút, người tính toán ,người can vẽ, người viết, người đánh máy, người tranh luận trao đổi. Làm việc tạiđây không chỉ có các cán bộ trong bộ môn mà tập hợp hầu hết các cộng tác viên củađề tài từ khắp các cơ sở ở Hà Nội như Cục Địa Chất, Viện NC Địa chất Khoáng sảnViệt Nam. Viện KHVN, trường Đại học Xây Dựng, Liên hiệp xí nghiệp Khảo sát Xây Dựng. Xí nghiệp Khaithác nước ngầm Bộ Nông Nghiệp và các khách liên hệ khác. Cuối năm đề tài đãhoàn thành được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá rất cao đạt xuất sắcvà đề nghị khen thưởng. Đề tài “Nước dưới đất CHXHCNVN” đã thực sự lôi kéo hầu nhưtoàn bộ tâm sức, trí tuệ của các nhà ĐCTV ở Hà Nội lúc đó, nên nó có giá trịkhoa học rất cao và cho đến nay nó vẫn được xem là một đề tài có tầm cỡ nhất,sâu sắc nhất làm nền cho nhiều công trình khoa học từ năm 1985 đến nay.
Năm1985, nhà xuất bản Đaị học và Trung học chuyên nghiệp in, phát hành cuốn giáotrình Địa chất thuỷ văn đại cương do Vũ Ngọc Kỷ, Nguyễn Thượng Hùng, Tôn SĩKinh và Nguyễn Kim Ngọc biên soạn. Đó là giáo trình đầu tiên của bộ môn và là mộttrong vài giáo trình đầu tiên của trường ta được cấp nhà xuất bản của bộ pháthành.

Năm 1986, bộ môn đượcgiao chủ trì một đề tài NCKH cấp nhà nước duy nhất về ĐCTV của cả ngành tronggiai đoạn 1986-1990 mang mã số 44A.05.02 do thầy Vũ Ngọc Kỷ chủ trì và toàn bộmôn tham gia. Cũng năm này nhà nước đề nghị phong hàm cho các cán bộ khoa học.Bộ môn có các thày Cương, thày Kỷ và thày Cừ được công nhận là GS 1.(tương đươngPGS ). Thầy Nguyễn Bá Nguyên được cử đi học ngoại ngữ thi AIT và sau đó đi khỏibộ môn. Thày Kỷ được công nhận là nhà giáo ưu tú.
Năm1986 bộ môn đón tiếp đoàn trường đại học Thăm dò địa chất Mạc Tư Khoa do GS.Svét dẫn đầu và đã hợp tác trong việc hướng dẫn NCS chung giữa 2 bộ môn .

Năm 1987 bộ môn triểnkhai 2 đề tài cấp ngành với Cục Địa chất: Nước dưới đất vùng biên giới Cămpuchia- Lào - Việt Nam do thày Nguyễn Kim Cương chủ trì kèm theo lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ1:500.000; và đề tài thành lập bản đồ ĐCTV Cămpuchia- Lào-Việt Nam tỷ lệ1:1000.000 do thày Ngọc chủ trì.
ThàyĐoàn Văn Cánh bảo vệ thành công luận án PTS ở Baku trở về bộ môn công tác.

Năm 1988, 1989công tác đào tạo có sự thay đổi. Ngành ĐCTV-ĐCCT chung được tánh thành 2 ngành đàotạo riêng là ĐCTV và ĐCCT, Khóa 32 là khóa đầu tiên tách ngành. Thày Bùi Học đượccử đi thực tập sinh cao cấp để làm TSKH.
Trongnăm 1988, 1989 bộ môn đã mở rộng mối quan hệ với chương trình nước sạch nôngthôn do UNICEF tài trợ bằng việc tiếp xúc với giám đốc chương trình là bác sĩGinber. Theo yêu cầu của Ông bộ môn đã quy hoạch cấp nước nông thôn thí điểmcho huyện Nam Trực tỉnh Hà Nam Ninh (1988) và sau đó đã mở lớp tập huấn cho cáccán bộ của chương trình về nước ngầm và các phương pháp điều tra, khai thác nướcngầm (1989).

Năm 1990 cả trường nóichung và bộ môn nói riêng có nhiều biến đổi. Trước hết từ năm học 1990- 1991 bộmôn bắt đầu đào tạo riêng ngành ĐCTV. Vào năm học này lần đầu tiên nhà trường tổchức bầu các chức danh Hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, chủ nhiệm bộ môn. ThầyGS.TS.Vũ Ngọc Kỷ đã được bầu làm hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ Địa chất nhiệm kỳ1990-1994. Thày Nguyễn Kim Ngọc được bầu làm chủ nhiệm Bộ môn ĐCTV. Năm 1990 bộmôn đã hoàn thành đề tài NCKH trọng điểm cấp nhà nước 44A.05.02. đồng thời đềxuất đề tài NCKH giai đoạn 1991-1995.

Năm 1991 là một năm bộmôn tham gia nhiều đề tài NCKH trọng điểm cấp nhà nước. Bộ môn được giao chủtrì đề tài “Bảo vệ các bồn chứa nước lãnh thổ Việt Nam và quy hoạch cấp nướcvùng ven biển và hải đảo” mã số KT.01.10. Ngoài ra Bộ môn còn phụ trách chủ đềmục (đề tài nhánh) trong nhiều đề tài: “ Cân bằng sử dụng có hiệu quả các nguồnnước vùng Bắc bộ; vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và toàn quốc” thuộc chươngtrình KC12 và đề tài KT02.10; “Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nướctrên quan điểm phát triển bền vững”. Với việc tham gia các đề tài này không chỉtăng cường và mở rộng mối quan hệ của bộ môn với các Viện thuộc Bộ Thuỷ lợi naylà Bộ NNvà PTNT, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn mà còn xác lập việc gắn kết giữa nướcngầm với nước mặt trong các lưu vực sông của Việt Nam góp phần cho việc quản lýtài nguyên nước theo các lưu vực.
Năm1991 cô Kiều Vân Anh về công tác tại Bộ môn.

Năm 1992 cùng với bộmôn Tìm kiếm thăm dò bộ môn đã mở và đào tạo lớp chủ phương án cho các kỹ sư ĐCvà ĐCTV của Cục Địa Chất (Hà Nội 1992 và TP. Hồ chí Minh 1993). Trong năm này bộmôn đã tổ chức 25 năm ngày thành lập bộ môn, mừng thọ thày Cương 60 tuổi. Năm1992 Bộ môn đã tham gia một dự án khoa họccấp nhà nước: “Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam đến năm2000”, đồng thời đã mở lớp huấn luyện cho các cán bộ của các Trung tâm nước sạchnông thôn toàn quốc. Bộ môn cũng đã tiến hành quy hoạch cấp nước nông thôn chocác tỉnh: Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Bắc và Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên và một sốvùng của các tỉnh đó. Từ đó mở ra một hướng đề tài “Quy hoạch” cấp nước nôngthôn ngày càng hoàn chỉnh về phương phápluận và hướng dẫn thực hiện.
Năm1992, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy về công tác tại Bộ môn.

Năm 1993 mọi hoạt động bình thường , ngoài ra lần đầu tiên bộ môn còn được sự tài trợ của CIDA thực hiệnmột dự án nhỏ là “Hoàn thiện và đa dạng hoá các giải pháp cấp nước nông thôn”.Trong năm này kết hợp thực hiện đề tài cấp nhà nước KT01.10, lần đầu ở ViệtNam, Bộ môn tiến hành thí nghiệm thả chất chỉ thị để xác định tốc độ dịch chuyểncủa vật chất trong tầng chứa nước Pleistocen ở Hà Nội và xác định quan hệ thuỷlực giữa các tầng chứa nước bằng việc hút nước thí nghiệm.

Năm 1994 bộ môn gặp nhiều khó khăn do GS Vũ Ngọc Kỷ bị bệnh hiểm nghèo và qua đời. Thày Kỷ ra đi làmột tổn thất lớn cho bộ môn, Trường và ngành ĐCTV. Tuy nhiên bằng sự quyết tâmcủa toàn bộ môn mọi hoạt động vân duy trì bình thường.
Năm1994 kết thúc nhiệm kỳ chủ nhiệm bộ môn. TSKH Bùi Học được bầu làm chủ nhiệm bộmôn nhiệm kỳ mới. Cô Dương Thị Thanh Thủy được nhận về công tác tại Bộ môn

Năm 1995, do có nhiều thành tích liên tục trong đào tạo, NCKH, PVSX nên bộ môn đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3. Trong năm này ngoài việc bảo đảm các hoạt độnggiảng dậy bình thường, bộ môn còn tập trung hoàn thành các đề tài NCKH cấp nhànước thuộc các chương trình KT01.KT02 và KC12 , đặc biệt đề tài KT01.10 do GS Kỷlàm chủ nhiệm được giao lại cho Thày Ngọc đã được hội đồng nghiệm thu cấp nhà nướcđánh giá xuất sắc. Các đề tài khác, các thành viên của bộ môn tham gia đều được nghiệm thu từkhá đến xuất sắc. Trong năm 1995, do chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nênsố kỹ sư ĐCTV đăng ký NCS ngắn hạn của bộ môn tăng đột biến, đạt số lượng 8 NCS.Cao học ĐCTV khóa 1 được đào tạo.
Năm1995 Thầy Đỗ Văn Bình là phó Bí thư đoàn trường chuyển về công tác tại Bộ môn.

Năm 1996 Bộ môn đã tổ chức cho 8 NCS bảovệ luận án TS trong đó có 2 thày đang công tác tại bộ môn (thày Nguyễn Văn Lâmvà thày Hoàng Kim Phụng). Trong năm này Bộ môn cũng đã thực hiện và hoàn thànhnhiều đề tài NCKH cấp nhà nước về NCCB do thày Học, thày Cánh chủ trì, hoặctham gia đề NCKH cấp nhà nước “NC diễn biến môi trường đồng bằng sông Hồng” phầnnước ngầm do thày Ngọc, thày Lâm thực hiện và nhiều đề tài cấp tỉnh, ngành khácnhư: “Điều tra đánh giá nước ngầm Hải Phòng”, “ Tiềm năng và hiện trạng nước ngầmlãnh thổ Việt Nam”. Đây là lần đầu tiên đã nêu sơ bộ đặc điểm ĐCTV của 54 tỉnhthành trong cả nước làm cơ sở cho việc xây dựng một số đề tài sau đó.

Năm 1997- 2000,hoạt động đào tạo tiến hành bình thường, các thày Đoàn văn Cánh, Bùi Học vẫn tiếptục giành được các đề tài NCCB cấp nhà nước, các thày Nguyễn Văn Lâm , NguyễnKim Ngọc và một số thành viên khác đã thực hiện nhiều đề tài và dự án thuộc lĩnhvực môi trường và cân bằng sử dụng tổng hợp các nguồn nước phục vụ kinh tế chocác địa phương và quy hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn nước ngầm. Những đềtài và dự án này đã mở rộng hoạt động của bộ môn với các địa phương và gắn ĐCTVvới thuỷ văn với quản lý tài nguyên nước theo lưu vực và đơn vị hành chính.
Năm1999 thày Bùi Học chủ nhiệm bộ môn ĐCTV được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhà trườngnhiệm kỳ 1999-2004. Năm 1999 Thầy Đặng Hữu Ơn chuyển công tác đến Văn phòng Hộiđồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản nhà nước.
Năm1998, Lớp Cao học ĐCTV đầu tiên (khóa 1) nhận bằng tốt nghiệp.

Năm2000,
Thày Nguyễn Chí Nghĩa, Đào Đình Thuần về công tác tại Bộ môn và sau đó đến2006 chuyển sang bộ môn Địa sinh thái.

Từ 2000-2005 Bộ môn đã chínhthực thức chuyển sang đào tạo ngành ĐCTV-ĐCCT như ngày trước nên số học sinh đăngký vào học đã tăng lên đột biến, có năm đến trên 100 sinh viên. Khoá 42 là khoáđầu tiên được tái đào tạo lại ngành ĐCTV- ĐCCT.
Đào tạothạc sĩ ĐCTV đã thành nền nếp đúng kế hoạch. Đào tạo tiến sĩ chuyên ngành ĐCTVvẫn tiếp tục duy trì.
Năm 2001, bộ môn nhận thêm Thầy Hoàng Văn Hoanvà năm 2002, Thầy Phạm Khánh Huy được giữ lại công tác tại Bộ môn và đến 2006chuyển sang bộ môn Địa sinh thái.
Trongcác năm năm này bộ môn đã chủ trì và đã hoàn thành 2 đề tài NCKH cấp nhà nước.Một đề tài do PGS.TS Đoàn văn Cánh chủ nhiệm (2001-2004) về đánh giá nước ngầmTây Nguyên, một đề tài độc lập cấp nhà nước do GS.TSKH. Hiệu trường Bùi Học chủtrì (2001-2003) “ Đánh giá tính bền vững của việc khai thác nước ngầm lãnh thổViệt Nam. Định hướng chiến lược khai sử dụng và bảo vệ nước ngầm lãnh thổ ViệtNam” đã nghiệm thu năm 2005. Ngoài các đề tài cấp nhà nước nêu trên bộ môn cònthực hiện nhiều dự án khoa học không chỉ về ĐCTV mà cả về môi trường với các địaphương và các cơ quan nghiên cứu khác, cũng như thực hiện nhiều hợp đồng sản xuấtvới những cơ sở có nhu cầu tìm kiếm thăm dò kết hợp khai nước ngầm.
Năm2004, bộ môn nhận thêm cô giáo Vũ Thu Hiền và Thầy Nguyễn Bách Thảo.
Điều đángchú ý là trong những năm này một số thày trong bộ môn còn được mời làm tư vấn kỹthuật cho một số công ty về thăm dò khai thác nước ngầm và bộ môn cũng đã đượctham gia với tư cách chủ trì phía Việt Nam một dự án nghiên cứu về Asen với ĐanMạch và hiện lại thêm một dự án tương tự với Thuỵ Điển. Các hợp tác này khôngnhững góp phần đáng kể việc nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của nhiềucán bộ trong bộ môn mà còn góp phần đào tạo thêm các chuyên gia cho bộ môn vànâng cao uy tín cũng như quan hệ của bộ môn không chỉ trong nước mà cả với nướcngoài đặc biệt trong thời kỳ hội nhập của đất nước với quốc tế.
Trong nhữngnăm này bộ môn cũng đã có 1 NCS bảo vệ thành công luận án TS ở Cộng hoà Pháp.Trong bộ môn 1 PGS đã được công nhận là GS và 2 TS được công nhận là PGS. Thày HoàngKim Phụng và cô Nguyễn Thị Thiện nghỉ hưu.

Năm 2006 bộ môn có thay đổilớn, một bộ phận gồm 5 cán bộ trong đó có GS.TSKH duy nhất của bộ môn được táchra để xây dựng bộ môn Địa Sinh Thái. Tuy nhiên do đã chuẩn bị tốt lực lượng nênmọi hoạt động của bộ môn vẫn duy trì tốt và có những đổi mới đáng kể như việcquản lý học sinh cao học và các NCS, tăng cường năng lực cho các phòng thí nghiệm,bãi thực tập, công tác biên soạn giáo trình. Bộ môn đã và đang triển khai các dựán, các đề tài khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu đã hoàn thành, được lưu trữvà công bố, nhiều giáo trình được biên soạn và xuất bản, hàng chục công trìnhkhai thác nước ngầm do các cán bộ môn thực hiện đang được vận hành khai thác nướcphục vụ cấp nước cho hàng chục cụm dân cư, cơ quan, xí nghiệp, đơn vị lực lượngvũ trang khắp cac miền của đất nước.
Do cácthành tích hoạt động tốt những năm trước đây Bộ môn đã nhiều năm được công nhậnlà tổ lao động XHCN, năm 1995 được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hành3 và từ đó đến nay bộ môn vẫn liên tục được công nhận là đơn vị lao động xuất sắc.

(Nguồn: Tập san chào mừng 40 năm thành lập bộ môn Địa chất thủy văn)
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
 

Chặng đường 40 năm gian khó và vinh quang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: KẾT NỐI CÁC THẾ HỆ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐCCT :: Bộ môn Địa chất thủy văn-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu May 02, 2024 10:14 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất