Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Tập san kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển bộ môn (1967 - 2007)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Tập san kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển bộ môn (1967 - 2007) Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Tập san kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển bộ môn (1967 - 2007) Empty
Bài gửi Tập san kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển bộ môn (1967 - 2007) EmptyTập san kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển bộ môn (1967 - 2007)   Tập san kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển bộ môn (1967 - 2007) I_icon_minitimeWed Sep 08, 2010 12:33 pm Bài viết số 1

BỘ MÔN ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN
40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc nước ta ngày càng ác liệt, Bộ môn Địa Chất Thuỷ Văn ( ĐCTV ) thuộc khoa Địa Chất Công Trình (ĐCCT ) được thành lập tại nơi sơ tán – xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) vào cuối tháng 10 năm 1967. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo cán bộ ĐCTV - ĐCCT cho đất nước, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, tìm kiếm thăm dò, khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường nước dưới đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên khắp mọi miền của tổ quốc.
Những ngày mới thành lập, Bộ môn có 08 cán bộ, trong đó 03 người đang làm nghiên cứu sinh ( NCS ) ở nước ngoài, một là Bí thư đoàn trường, còn lại là các cán bộ giảng dạy trẻ mới ra trường. Cuộc sống thày trò trong những ngày đầu thành lập vô cùng khó khăn, mọi phương tiện dụng cụ đều thiếu thốn. Vượt nên khó khăn bằng nghị lực và lòng quyết tâm, trí sáng tạo thày trò Bộ môn ĐCTV đã tự tạo bàn ghế để học tập, lấy ống thuỷ tinh nhồi bông làm đèn, lọ mực cũ làm bầu đựng dầu. Khẩu phần hàng ngày phân theo chế độ tem phiếu luôn thiếu thốn. Mặc dù khó khăn, thiếu thốn như vậy, được sự đoàn kết của mọi người trong Bộ môn, sự đùm bọc, tương thân tương ái của người dân địa phương – nơi sơ tán đã tạo động lực cho thày trò Bộ môn ĐCTV vượt qua khó khăn vất vả, ngày đêm say mê giảng dạy và học tập. Để giúp sinh viên nâng cao kiến thức thực hành, thí nghiệm, các thày cô nhóm Thuỷ địa hoá đã tự tìm tòi, kiếm các dụng cụ thiết bị thí nghiệm: dùng xoong, nồi gang thay tủ sấy, ấm đun nước để chưng cất nước, các đoạn tre làm giá buypét; các thày cô nhóm Thuỷ động lực gò từng mảnh tôn để tạo ống và máng thấm giúp sinh viên có dụng cụ tiến hành thí nghiệm thấm Darxy. Ngoài công tác giảng dạy, các thày cô còn tích cực tham gia các hoạt động xây dựng trường lớp, đắp đê chống lụt và nhiều hoạt động hữu ích khác.
Trong những năm tháng mới thành lập, từ năm 1967 đến 1970, với lực lượng cán bộ còn mỏng, lại đảm đương nhiều công việc, từ giảng dạy đến hướng dẫn sinh viên thí nghiệm, liên hệ địa điểm và hướng dẫn sinh viên thực tập với những điều kiện vô cùng khó khăn và thiếu thốn, nhưng Thày trò Bộ môn ĐCTV luôn nêu cao tinh thần đoàn kết vượt khó, thường xuyên tự đào tạo nâng cao kiến thức, xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi bồi dưỡng và đào tạo NCS ở nước ngoài. Đồng thời, Bộ môn cũng không quên những nhiệm vụ quan trọng là để giúp đỡ cho sinh viên có các tài liệu học tập và tham khảo, các cán bộ của Bộ môn đã chú ý và tích cực biên soạn giáo trình. Chỉ trong một thời gian ngắn, đến năm 1971, Bộ môn đã viết và tự in Rônio 03 giáo trình: Giáo trình ĐCTV đại cương của Thày Tôn Sỹ Kinh; giáo trình Thuỷ địa hoá của Thày Nguyễn Thượng Hùng; và giáo trình ĐCTV - ĐCCT của Thày Nguyễn Kim Cương. Cũng trong thời gian ngắn này, 03 Thày đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sỹ (PTS) ở nước ngoài : Thày Nguyễn Thượng Hùng, Thày Vũ Ngọc Kỷ và Thày Phan Ngọc Cừ.
Với một khoảng thời gian không dài, trên mảnh đất Kinh Bắc, trong điều kiện chiến tranh với nhiều khó khăn vất vả, Bộ môn ĐCTV vẫn không ngừng lớn mạnh và phát triển. Đến năm 1974, lực lượng của Bộ môn đã trở nên khá hùng hậu, Bộ môn đã hình thành 03 nhón chuyên môn : nhóm Thuỷ địa hoá; nhóm Thuỷ động lực và nhóm Điều tra ĐCTV. Bộ môn đã đảm nhận giảng dạy hàng loạt các môn học quan trọng, như ĐCTV đại cương; Thuỷ địa hoá; Cơ sở ĐCTV - ĐCCT; Động lực học nước dưới đất; Điều tra ĐCTV; ĐCTV mỏ... cho chính ngành và nhiều ngành khác trong trường.
Cũng trong thời gian này, Bộ môn đã quản lý các lớp sinh viên ĐCTV - ĐCCT từ khoá 8 đến khoá 16 hệ chính qui và từ khoá 12 đến khoá 17 hệ chuyên tu và đã tổ chức bảo vệ tốt nghiệp cho các khoá trên, xuất xưởng hàng trăm kỹ sư ra trường nhận công tác và làm cán bộ nòng cốt ở nhiều cơ quan trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Sau ngày đất nước thống nhất, Bộ môn ĐCTV cùng với trường Đại học Mỏ Địa Chất chuyển lên địa điểm mới tai Phổ Yên – Bắc Thái. Tại đây, Bộ môn cũng gặp không ít những khó khăn, mọi cơ sở vật chất phòng thí nghiệm phải xây dựng lại từ đầu. Một số Thày chủ chốt chuyển công tác, như Thày Nguyễn Thượng Hùng được điều động đi công tác ở vùng mới giải phóng, sau đó biệt phái sang Viện Khoa học Việt Nam để xây dựng bộ phận nước ngầm trong Viện Địa Chất.; Thày Tôn Sỹ Kinh được cử đi học tại Học viện Nguyễn Ái Quốc , sau đó chuyển về công tác tai Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ( nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo ). Mặc dù vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Bộ môn vẫn không ngừng được phát triển, Bộ môn đã tiếp nhận một số thày, cô mới học từ nước ngoài về. Với khối lượng giảng dạy nhiều, lực lượng cán bộ mỏng, nhưng với phương châm mỗi thày phải dạy được nhiều môn, mỗi môn phải có ít nhất 02 thày dạy. Chính vì vậy, trong thời gian này nhiều thày phải đi thực địa nhưng các lớp vẫn học đều, không hề xảy ra tình trạng bỏ giờ hay dồn giờ.
Năm 1976 đánh dấu một mốc son của Bộ môn ĐCTV trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học ( NCKH ) phục vụ sản xuất. Vào thời gian này, Thày Vũ Ngọc Kỷ được giao nhiệm vụ là uỷ viên Ban chủ nhiệm Chương trình điều tra tổng hợp Tây Bắc Bộ, đồng thời làm chủ nhiệm đề tài “ Điều kiện ĐCTV “. Từ đó đến nay Bộ môn Địa Chất Thuỷ Văn có lẽ là Bộ môn duy nhất trong trường liên tục trong các giai đoạn đều có đề tài NCKH cấp Nhà nước. Các kết quả nghiên cứu của các đề tài đã có những đóng góp không nhỏ trong thực tế sản xuất và trong đào tạo.
Đến năm 1977, do sự thay đổi tổ chức, nhà trường đã giải thể Khoa ĐCCT, thành lập Khoa Địa chất. Trong 10 năm hoạt động của Bộ môn ĐCTV trong Khoa ĐCCT, Bộ môn đã có nhiều đóng góp tích cực, cả khoa đã trở thành một khối đoàn kết thống nhất “ Nhất hô bách biến “. Mặc dù Bộ môn ĐCTV tồn tại trong Khoa ĐCCT chỉ trong 10 năm, nhưng đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong các thế hệ học sinh và thày giáo không chỉ trong Khoa mà còn trong toàn trường và đặc biệt những cán bộ lãnh đạo nhà trường về một Bộ môn, một Khoa năng động sáng tạo trong đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, có phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nổi trội nhưng không dễ gì điều khiển.
Đến năm 1978, Bộ môn được phép đào tạo PTS trong nước, kỹ sư Hồ Vương Bính – cán bộ Viện Địa Chất và Khoáng sản và kỹ sư Phùng Văn Bảng là những NCS đầu tiên của Bộ môn.
Năm 1981 cũng được coi là năm đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động NCKH toàn lãnh thổ Việt Nam của Bộ môn. Trong năm này Nhà nước triển khai một số Chương trình NCKH trọng điểm cấp Nhà nước. Bộ môn ĐCTV tự hào đã có nhiều cán bộ tham gia chủ trì các đề tài : Thày Vũ Ngọc Kỷ làm chủ nhiệm đề tài “ Nước dưới đất Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam “, mã số 44.04.01.01; Thày Nguyễn Kim Ngọc đồng chủ nhiệm đề tài” Điều kiện ĐCTV - ĐCCT đồng bằng Bắc Bộ “, mã số 44.04.01.02. Ngoài ra, các cán bộ của Bộ môn còn tham gia nhiều đề tài NCKH khác, như “ Nước khoáng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “( Thày Nguyễn Kim Ngọc ); “ Hoàn thiện các phương pháp thí nghiệm hút nước ( Thày Đặng Hữu Ơn ); “ Hoàn thiện công tác điều tra ĐCTV - ĐCCT các mỏ khoáng sản cứng “ ( các Thày Vũ Ngọc Kỷ, Đặng Hữu Ơn và Nguyễn Kim Ngọc ). Từ năm đó, phong trào NCKH của Bộ môn luôn diễn ra sôi động và rộng khắp trong và ngoài nước kéo dài liên tục cho đến ngày nay.
Cũng trong thời gian này, ngoài công tác giảng dạy, triển khai các đề tài NCKH, Bộ môn còn cùng với Bộ môn Khoan tham gia thực hiện nhiều hợp đồng khoan thăm dò kết hợp khai thác nước cho các đơn vị sản xuất; phối hợp hoạt động đào tạo và NCKH phục vụ sản xuất với các Liên đoàn II, VII và VIII ( nay là các Liên ĐCTV - ĐCCT miền Bắc, miền Trung và miền Nam ). Những hoạt đông NCKH phục vụ sản xuất này đã giúp cho các cán bộ Bộ môn giải quyết được một phần khó khăn về kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, thực tế phục vụ công tác đào tạo.
Năm 1983 cùng với nhà trường, Bộ môn Địa Chất Thuỷ Văn chuyển về Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Mặc dù còn không ít những khó khăn, nhưng vị trí của trường ở Thủ đô Hà Nội đã mở ra nhiều thuận lợi, cơ hội và thời cơ mới. Nắm bắt được cơ hội này, Bộ môn đã đẩy mạnh phong trào học đi đôi với hành, đào tạo kết hợp với NCKH phục vụ sản xuất. Bộ môn đã tăng cường mở rộng quan hệ phát triển với nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước, như : các trường Đại học; các Liên đoàn II, VII và VIII; Bộ Xây Dựng, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội; Uỷ ban Khoa học Nhà nước ( nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ...Các xí nghiệp Khảo sát của Bộ Xây Dựng; Xí nghiệp Khai thác nước ngầm I và II. Cũng trong năm này , KS Hồ Vương Bính – NCS đầu tiên trong nước của Bộ môn ĐCTV đã bảo vệ thành công luận án PTS.
Từ năm 1985 đến nay, Bộ môn ĐCTV đã không ngừng phát triển cả về đào tạo, NCKH, hợp tác quốc tế và phát triển con người. Ngoài những môn và ngành đào tạo truyền thống, Bộ môn còn xây dựng và giảng dạy các môn học mới, như Xử lý nước và cấp nước; Tin học ứng dụng; ĐCTV Việt Nam; ĐCTV chuyên môn; Tiếng Anh chuyên môn; Khí tượng thuỷ văn; Đánh giá tác động môi trường; Bảo vệ môi trường và tài nguyên nước dưới đất...Hầu hết các môn học này đến nay đã có bài giảng và giáo trình .
Vào những năm của Thập kỷ 80 Thế kỷ 20, công tác đào tạo sau đại học ở trong nước được quan tâm và phát triển. Năm 1996 bộ môn đã tổ chức cho 08 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, trong đó có 02 cán bộ của Bộ môn ĐCTV. Và đến nay đã có 23 tiến sĩ được đào tạo tại Bộ môn.
Trong suốt tiến trình phát triển thì giai đoạn này công tác NCKH phát triển - mạnh mẽ nhất. Nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước do các cán bộ của Bộ môn chủ trì :
- Giai đoạn 1985 – 1990 đề tài “ Nước dưới đất Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ” mã số 44A. 05.02 do GS.TSKH Vũ Ngọc Kỷ chủ nhiệm;
- Giai đoạn 1991 – 1996 đề tài “ Bảo vệ các bồn chúa nước chính lãnh thổ Việt nam và qui hoach cấp nước vùng ven biển và hải đảo “ mã số KT.01.10 do GS.TS Vũ Ngọc Kỷ chủ nhiệm, sau đó là PGS.TS Nguyễn Kim Ngọc chủ nhiệm
- Giai đoạn 2000 – 2005 đề tài độc lập cấp Nhà nước “ Đánh giá tính bền vững của việc khai thác nước ngầm lãnh thổ Việt nam. Định hướng chiến lược khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lý ” do GS.TSKH Bùi Học chủ nhiệm và Đề tài “ Đánh giá nước ngầm Tây Nguyên” mã số KC.08.08 do PGS.TS. Đoàn Văn Cánh chủ nhiệm .
- Giai đoạn 2007 – 2010 có đề tài NCKH độc lập “ Thu gom, lưu giữ và bổ sung nhân tạo nước mưa cho nước dưới đất vùng Tây Nguyên ” do PGS.TS Đoàn Văn Cánh chủ nhiệm; đề tài “ Nghiên cứu sự hình thành, phân bố và đề xuất hệ phương pháp đánh giá và sử dụng tài nguyên nước ngầm ở vùng Karst Đông Bắc Việt Nam “ do PGS.TS. Nguyên Văn Lâm làm chủ nhiệm.
Ngoài ra các cán bộ của Bộ môn còn chủ trì và tham gia hàng chục đề tài nhánh cấp Nhà nước, đề tài nghiên cứu cơ bản; hàng trăm đề tài NCKH cấp Bộ, tỉnh, thành phố và các hợp đồng NCKH phục vụ sản xuất khác.
Có thể nói Bộ môn ĐCTV là một trong những Bộ môn đi đầu trong công tác NCKH của trường Đại học Mỏ - Địa Chất. Ngoài các đề tài NCKH ở trong nước, Bộ môn còn hợp tác Đào tạo, NCKH với nhiều tổ chức quốc tế và các trường đại học trên thế giới, như Cộng hoà Liên Bang Nga, Đức, Đan Mạch Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Cộng hoà Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha, Áo, Đài Loan...Không chỉ cử các cán bộ tham dự các Hội thảo quốc tế, các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, Bộ môn còn thiết lập các dự án NCKH và Đào tạo, trong đó đáng quan tâm là các dự án hợp tác đào tạo NCS với Cộng hoà Pháp; cao học với Thuỵ Điển, Đan Mạch; Dự án Vietas; Dự án hợp tác NCKH phục vụ sản xuất với Phần Lan; Bỉ... Các mối quan hệ và hợp tác quốc tế này đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế không những cho Bộ môn ĐCTV mà còn đối với Khoa Địa Chất và Trường Đại học Mỏ Địa Chất.
Công tác NCKH của Bộ môn không chỉ được minh chứng qua các đề tài, các hợp đồng sản xuất mà còn được thể hiện thông qua việc tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH. Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển của Bộ môn, kể từ khi có phong trào NCKH trong sinh viên, năm nào Bộ môn cũng tổ chức thành công 1 tiểu ban độc lập cho ngành ĐCTV. Hàng năm đều có các nhóm sinh viên đoạt các giải cao của khoa và nhà trường.
Với chặng đường phát triển không dài, nhưng Bộ môn ĐCTV đã vinh dự có 02 Thày được bầu và bổ nhiệm làm Hiệu trưởng nhà trường là GS.TSKH. Vũ Ngọc Kỷ giai đoạn 1990 – 1994 và GS.TSKH. Bùi Học giai đoạn 1998 – 2005; nhiều Thày đã tham gia công tác lãnh đạo của trường như Thày Đoàn Văn Cánh chủ nhiệm khoa Sau Đại Học, Các Thày Nguyễn Kim Cương, Tôn Sĩ Kinh, Phan Ngọc Cừ, Bùi Học, Nguyễn Kim Ngọc và Nguyễn Văn Lâm tham gia công tác chủ nhiệm và phó chủ nhiệm khoa, bí thư Đảng uỷ khoa...
Do nhu cầu thực tế luôn biến đổi và phát triển, bởi vậy công tác đào tạo của Bộ môn cũng trải qua nhiều sự biến động nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Năm 1990, cùng với sự thay đổi chung của nhà trường, Bộ môn ĐCTV đã đào tạo tách riêng ngành ĐCTV. Từ năm 1998 đến nay, Bộ môn lại đào tạo trở lại chuyên ngành ĐCTV - ĐCCT. Từ đó đến nay, công tác đào tạo luôn phát triển và thu hút nhiều sinh viên tham gia học tập và có nhiều đóng góp cho xã hội. Đến năm 2005 trước sự lớn mạnh của Bộ môn, thực tế đòi hỏi cần có sự phát triển đa ngành. Bộ môn ĐCTV lại một lần nữa đi tiên phong, một số cán bộ của Bộ môn chủ động và tích cực triển khai thành lập Bộ môn mới - Địa Sinh Thái. Đến nay Bộ môn này đang trên đà phát triển và trở thành một Bộ môn chuyên ngành độc lập trong Khoa Địa Chất.
Ngày nay, trước những sự đòi hởi của sự nghiệp đào tạo kỹ sư chuyên ngành ĐCTV - ĐCCT trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới và Việt Nam ra nhập WTO, Bộ môn ĐCTV cùng các Bộ môn khác trong toàn trường đã và đang hệ thống hoá, xây dựng và hoàn chỉnh các đề cương môn học, chương trình đào tạo cao học theo hướng hiện đại hoá ( đào tạo theo tín chỉ ). Để đáp ứng kịp thời cho công tác đào tạo trong giai đoạn mới Bộ môn cũng đã và đang tích cực chủ động tự tăng cường đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm, các thiết bị giảng dạy, thành lập phòng học chuyên đề, xây dựng các tủ sách tham khảo cho cán bộ và sinh viên; xây dựng các bãi thực tập ngoài trời; đồng thời hàng năm xây dựng kế hoạch tuyển chọn các cán bộ và cử đi đào tạo nước ngoài hoặc tham gia các dự án quốc tế nhằm không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ và chất lượng đào tạo .
Với những thành tích đó, năm 1995 Bộ môn ĐCTVđã được Nhà nước tặng thưởng Huận chương Lao động hạng ba. Suốt chặng đường xây dựng và phát triển, nhiều cán bộ của Bộ môn đã được phong tặng các danh hiệu cao quí của Nhà nước: 01 Nhà giáo ưu tú – GS.TSKH. Vũ Ngọc Kỷ; 04 Giáo sư; 06 PGS; nhiều bằng khen, giấy khen của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, các tỉnh thành và nhà trường.
Những thành tựu trong 40 năm xây dựng và phát triển của Bộ môn ĐCTV nói trên, trước hết là thành quả nỗ lực phấn đấu và đóng góp bền bỉ của nhiều thế hệ thày và trò trong Bộ môn. Ngoài ra, sự quan tâm giúp đỡ của Nhà trường, Khoa Địa Chất, sự tương trợ, hợp tác phát triển của các Bộ môn, Phòng khoa Ban trong trường và nhiều cơ quan tổ chức, đối tác cả trong và ngoài nước là những nhân tố không thể thiếu đối với sự lớn mạnh và phát triển của Bộ môn ĐCTV. Nhân dịp này, Bộ môn ĐCTV xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới sự hợp tác và giúp đỡ quí báu đó.
Nhân dịp 40 năm thành lập, Bộ môn ĐCTV xin kính chúc các thày, cô, đồng nghiệp, bạn bè và sinh viên sức khoẻ, an khang và thịnh vượng.

PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm
Trưởng Bộ môn ĐCTV

Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
 

Tập san kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển bộ môn (1967 - 2007)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: KẾT NỐI CÁC THẾ HỆ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐCCT :: Bộ môn Địa chất thủy văn-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 9:46 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất