Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Giải pháp khai thác hợp lý các nguồn nước phục vụ chống hạn ở Tây Nguyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Giải pháp khai thác hợp lý các nguồn nước phục vụ chống hạn ở Tây Nguyên  Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Giải pháp khai thác hợp lý các nguồn nước phục vụ chống hạn ở Tây Nguyên  Empty
Bài gửi Giải pháp khai thác hợp lý các nguồn nước phục vụ chống hạn ở Tây Nguyên  EmptyGiải pháp khai thác hợp lý các nguồn nước phục vụ chống hạn ở Tây Nguyên    Giải pháp khai thác hợp lý các nguồn nước phục vụ chống hạn ở Tây Nguyên  I_icon_minitimeFri Jul 22, 2011 7:54 am Bài viết số 1

Giải pháp khai thác hợp lý các nguồn nước phục vụ chống hạn ở Tây Nguyên


(Nguồn: Hội Địa chất thủy văn Việt Nam)


Tiềm năng nước ở Tây Nguyên rất phong phú. Theo tính toán của chúng tôi, tổng tài nguyên nước các lưu vực sông lớn ở Tây Nguyên được thể hiện trong bảng 1 dưới đây.
Bảng 1. Tài nguyên nước Tây Nguyên theo lưu vực sông


Lưu vực (diện tích lưu vực, km2)

Tổng lượng mưa trung bình năm, 106m3/năm

Tổng lượng dòng mặt trung bình năm, 106m3/năm

Tổng lượng dòng ngầm, 106m3/năm

S. Xê Xan (11.620,00)

22.368,50

12.422,60

2.235,33

S. Xrêpok (18.480,00)

32.635,68

14.919,30

2.071,09

S. Ba (10.970.00)

17.277,75

8.026,04

819,62

S. Đồng Nai (10.983.00)

21.010,48

10.841,06

1.622,41

Tổng tiềm năng toàn lưu vực sông Tây Nguyên

93.292,41

46.209,00

6.748,45
Theo các con số tính toán nêu trên, bình quân đầu người cho toàn Tây Nguyên là gần 15.000 m3/năm. Theo Ngân hàng thế giới (WB) thì Tây Nguyên nằm ngoài vùng căng thẳng về nước (bình quân đầu người 2.500,0m3/năm là vùng căng thẳng về nước).

Để khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước cần phải phân tích sự phân bố các nguồn nước. Nhìn vào bảng 2 chúng ta thấy mùa mưa ở Tây Nguyên tuy xuất hiện và kết thúc vào các tháng khác nhau trong mỗi lưu vực sông, nhưng thường kéo dài từ tháng V đến tháng X, XI, lượng mưa mùa mưa chiếm tới (80 - 90)% lượng mưa năm. Trong khi đó mùa lũ trên các lưu vực sông xuất hiện muộn hơn từ 2 đến 4 tháng.
Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm trên (70 - 80)% lượng dòng chảy cả năm. Như vậy liên tục từ tháng V đến tháng XII lượng mưa và dòng mặt rất dồi dào. Nhưng từ các tháng I đến tháng IV ở Tây Nguyên hầu như không có mưa, nguồn nước ở Tây Nguyên duy nhất còn lại là nước ngầm, phần lớn tạo lên dòng chảy mùa kiệt trong các sông, phần còn lại phân bố trong các
tầng chứa nước ở sâu.

Bảng 2. Sự xuất hiện mùa mưa và lũ trên các lưu vực sông


Lưu vực sông

Mùa mưa (% so với tổng lượng mưa năm)

Mùa lũ (% so với tổng lượng dòng chảy năm)

Xê Xan

V - X (90%)

VII - XI (71,2%)

Srêpok

V - X (86,8%)

VIII - XII (70,4)

Đồng Nai

V - X (80%)

VII - XI (77%)

sông Ba

V - XI (90,4%)

IX - XII (71,1%)
Như vậy, để phát triển hết tiềm năng nước phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên, đặc biệt phục vụ chống hạn, cần phối hợp sử dụng giữa nước mặt và nước ngầm. Vào mùa mưa, nước mưa tập trung tạo nên dòng chảy mặt rất lớn, nhưng do địa hình - địa mạo núi cao, sườn dốc, do đặc điểm các thành tạo địa chất, do chưa có giải pháp mạnh của con người, phần lớn lượng nước này không được lưu giữ lại mà đổ xuống hạ lưu. Một phần đáng kể lượng mưa được lớp đất
đỏ bazan hấp thu (có nơi lượng bổ cập này làm mực nước ngầm dâng cao hơn một mét nước vào mùa mưa), nhưng hai - ba tháng sau khi mưa, lượng nước này không được che chắn, lại thoát vào dòng mặt và đi khỏi Tây Nguyên. Đó là những nguyên nhân vào mùa khô Tây Nguyên thường xuyên bị hạn hán đe dọa.

Cho nên, một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc khai thác sử dụng nước ở Tây Nguyên là làm sao lưu giữ được nguồn nước mùa mưa và chống thất thoát nước ngầm để khai thác sử dụng vào mùa khô.

Căn cứ vào các cơ sở khoa học nêu trên chúng tôi đưa ra sơ đồ khai thác các nguồn nước Tây Nguyên. Tất cả các giải pháp khai thác nguồn nước đều tập trung vào giải quyết mâu thuẫn đó.

Giải pháp xây dựng các hồ chứa trên măt

Để lưu giữ khai thác dòng mặt không có giải pháp nào tốt hơn bằng đắp đập, xây dựng hồ chứa nước. Các bậc thang thủy điện trên các sông ở khu vực Tây Nguyên chủ yếu để phát điện, bổ sung dòng chảy mùa kiệt cho vùng hạ lưu tăng cường môi trường sinh thái, ít có điều kiện cấp nước để phát triển nông, lâm nghiệp trong vùng. Cho nên, ngoài quy hoạch các bậc
thang thuỷ điện, cần triển khai quy hoạch mạng lưới thuỷ lợi cỡ nhỏ để phục vụ tại chỗ. Tuy nhiên hiện trạng các hồ đập cỡ nhỏ hiện có ở Tây Nguyên trong mấy chục năm qua đã không phát huy hết tác dụng. Vì sao?
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng làm qui hoạch thuỷ lợi ở Tây Nguyên không chỉ hiểu biết về nông nghiệp, nhu cầu dùng nước cho canh tác, mà phải hiểu biết sâu sắc đặc điểm hình thành và phân bố các nguồn nước mặt và nước ngầm. Lớp vỏ phong hoá ở Tây Nguyên dày, tơi xốp,có tính thấm nước mạnh, nên tất cả các hồ nước cỡ nhỏ nếu không có
nguồn nước ngầm thường xuyên cung cấp thì hầu như đề nhanh chóng bị cạn kiệt do thấm mất nước và bốc hơi.

Như vậy, bằng những nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi chứng minh được, rằng ở Tây Nguyên hoàn toàn có khả năng bảo đảm được nguồn nước tưới cả vào mùa khô hạn bằng cách tăng cường các giải pháp hồ chứa, đập ngăn nước để thu hồi phần thoát của dòng ngầm và lưu giữ nước mưa. Giải pháp này được thực hiện ở những nơi xuất lộ nước dưới đất, trong những dạng địa hình gần khép kín, đầu nguồn các suối.

Trong quá trình lưu giữ nước cần đặc biệt chú ý thời điểm xuất hiện mưa. Nếu mùa mưa bắt đầu sớm thì mùa khô năm sau chắc chắn bị hạn. Vì vậy vào những năm xuất hiện mùa mưa sớm (tháng 8 cần lưu giữ nước và tiết kiệm nước tưới cho năm sau.

Trong mỗi lưu vực sông, số lượng các hồ đập là bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào các đặc điểm nêu trên. Tuy nhiên việc xây dựng đập ngăn dòng các khe suối tạo ra những hồ chứa nước nhỏ, hoặc xây dựng những hành lang thu gom các mạch nước ngầm là những giải pháp ưu tiên hàng đầu.

Ở Tây Nguyên có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo được hình thành do sự xuất lộ nước dưới đất như đã mô tả ở trên. Có thể minh hoạ ra đây trường hợp điển hình nhất là Biển Hồ ở TP Pleiku. Biển Hồ được hình thành từ 3 họng núi lửa (nhân dân gọi là 3 túi nước). Tại đây do sự xuất lộ nước dưới đất và tích tụ nước mưa mà hình thành một hồ tự nhiên với diện tích
mặt nước 220 ha, diện tích lưu vực 3800 ha; hồ Ba Dĩ ở TP PleiKu; hồ Chăn nuôi ở TP Buôn Ma Thuột; hồ Đồng Nai, hồ Nam Phương ở TP Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng đều được hình thành và tồn tại trong điều kiện tượng tự.

Giải pháp lưu trữ nước trong lòng đất (bể chứa ngầm nhân tạo)

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, một số vùng ở Tây Nguyên có một hiện tượng là trong mặt cắt địa chất thuỷ văn, tầng bazan phân bố phía trên chứa nước, tầng phân bố ở dưới nứt nẻ hổng hốc nhưng không có nước. Do sự hiểu biết không thấu đáo mà khi khoan khai thác nguồn nước ngầm phục vụ tưới cà phê người ta đã làm cho nước từ tầng trên thoát xuống tầng bên dưới, làm cho tầng trên cạn kiệt. Thực tế đó nói lên rằng ở những vùng như thế tồn tại một “không gian-bể ngầm” trống rỗng. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các bể ngầm đó để lưu giữ nước, tạo thành những bể chứa nước ngầm một cách nhân tạo. Giải pháp đưa nước vào tích trữ trong các bể ngầm đó có thể bằng cách ép nước qua lỗ khoan, hoặc sử dụng các lỗ khoan hấp thu nước. Các “bể” ngầm như thế đã phát hiện được ở các địa điểm sau :

+ Vùng Buôn Ma Thuột : có thể lưu nước ở độ sâu từ 50m trở xuống.
+ Vùng Buôn Hồ - Quảng Nhiêu : lưu nước ở độ sâu từ 90m trở xuống.
+ Vùng Bảo Lộc - Lâm Đồng : có thể lưu nước trong tầng chứa nước bên dưới ở độ sâu 80m hoặc 280m.

Theo kết quả thí nghiệm ép nước trong lỗ khoan chúng tôi thu thập được, lưu lượng hấp thu đơn vị của các đới đá bazan dập vỡ dở dang q = 0,1 - 0,3 l/phút, độ thiếu hụt bão hoà của nó = 0,11. Bằng cách tính toán đơn giản một ngày chúng ta có thể tạo ra được một bể nước ngầm trong lòng đất với dung tích 11781m3 với độ cao 5m và diện tích 0,25 ha.

Tuy nhiên sự phân bố của các “bể ngầm”, các bể ngầm đó có lưu giữ được nước hay không, có được che chắn hay không, chúng ta cần có những điều tra đánh giá chi tiết. Tuy nhiên nếu các khoảng không gian ngầm trống rỗng đó không được che chắn tự nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra các bể ngầm bằng cách xây dựng các tường, đê chắn ngầm dưới lòng đất bao quanh các khoảng không gian ngầm trống rỗng đó để tạo ra những bể chứa nước ngầm thân thiện với môi trường.

Đoàn Văn Cánh, 2011
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
 

Giải pháp khai thác hợp lý các nguồn nước phục vụ chống hạn ở Tây Nguyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN TÀI NGUYÊN NƯỚC :: Quy hoạch - quản lý tài nguyên nước-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Fri May 17, 2024 8:48 am.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất