Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phanquangthuc

phanquangthuc

Điều hành diễn đàn

Tổng số bài gửi : 731
Điểm : 1544
Được cảm ơn : 517
Ngày tham gia : 06/11/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : TT Kỹ thuật và Công nghệ tài nguyên nước

TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. Empty
Bài gửi TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. EmptyTTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản.   TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. I_icon_minitimeTue Jun 28, 2011 2:49 pm Bài viết số 1

Xử lý nước rỉ rác thải bằng cỏ

Phương pháp xử lý nước rỉ rác ngay tại bãi chôn lấp bằng các loại cây thực vật như dầu mè, cỏ vetiver, cỏ voi và cỏ signal, không những giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí vừa được TS Ngô Hoàng Văn (Hội Nước và Môi trường nước thuộc Liên hiệp các Hội khoa học - kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu thành công.

Giải quyết nạn ô nhiễm môi trường
TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. Covetiver
Hiện nay, tại nhiều bãi chôn lấp rác ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, lượng nước rỉ rác do không kịp xử lý là rất lớn, gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyên chở nước rỉ rác còn gây ô nhiễm cho các nơi xe đi qua, chi phí chuyên chở tốn kém, chưa kể có khi các xe này còn xả "trộm" gây ô nhiễm môi trường sống của người dân.

Từ thực tế đó, TS Ngô Hoàng Văn đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ cánh đồng tưới và cánh đồng lọc". Theo TS Ngô Hoàng Văn, TP Hồ Chí Minh nên tận dụng diện tích đất tại bãi chôn lấp để trồng cây có giá trị kinh tế cao như cỏ vetiver, cỏ voi, cỏ signal hoặc cây dầu mè. Cách làm này vừa giúp tận dụng được đất của các bãi chôn lấp rác để làm kinh tế, vừa kết hợp tận dụng xử lý nước rỉ rác để làm nguồn nước tưới dinh dưỡng cho cây nên giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

TS Ngô Hoàng Văn cho biết, nước rỉ rác là chất lỏng thấm qua các lớp chất thải rắn mang theo các chất hòa tan hoặc các chất lơ lửng. Thành phần nước rỉ rác có chứa nồng độ pH, COD, BOD, a-xít, kim loại nặng... rất cao. Còn cỏ vetiver có bộ rễ chứa nhiều vi khuẩn và nấm, có khả năng xử lý chất thải gây ô nhiễm cho môi trường. Cụ thể, vi khuẩn cố định đạm có tác dụng chuyển hóa ni-tơ tự do thành ni-tơ sinh học; vi khuẩn điều hòa sự sinh trưởng của cây có thể điều hòa được các chất như auxin, gibbrrellins, ethylene, a-xít... là những chất hữu cơ ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của cây dù ở nồng độ thấp; nấm phân giải phốt-pho; nấm rễ... Nhờ vậy mà cây có thể mọc nhanh trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng hoặc đất bị nhiễm độc kim loại nặng trong những điều kiện khắc nghiệt như hạn hán, sương muối, nước mặn, nước có hóa chất, độc chất. Tương tự, cây dầu mè cũng có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường ô nhiễm. Loại cây này đã được trồng thử nghiệm cải tạo môi trường bị nhiễm độc đi-ô-xin tại Huế và Cần Thơ.

Chi phí rẻ, lợi ích kinh tế cao
Ðể thực hiện nghiên cứu của mình, TS Ngô Hoàng Văn cùng nhóm cộng tác đã trồng thực nghiệm cỏ vetiver, cỏ voi và cây dầu mè tại bãi chôn lấp rác Ðông Thạnh (TP Hồ Chí Minh) và sử dụng nước rỉ rác của bãi chôn lấp rác này để tưới. Kết quả cho thấy các loại cây và cỏ này phát triển bình thường. Nguồn nước rỉ rác đậm đặc có nồng độ các chất ô nhiễm cao sau khi được pha loãng với tỷ lệ 10% để tưới vào cây đã được cây hấp thụ và xử lý bằng phương pháp phát triển tự nhiên cho ra chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn loại A.
TS Ngô Hoàng Văn cho biết, kết quả thu được qua bộ rễ, phản ứng đồng hóa của thực vật có thể xử lý các chất ô nhiễm có trong nước. Ngoài ra, qua bộ lá, thực vật còn có thể xử lý được khí thải, mùi hôi và khí CO2 có trong nước thải. Các nhà khoa học đã dùng nước rỉ rác pha loãng ở nồng độ 10% để tưới cho khu trồng cỏ vetiver rộng gần 100m2, khu trồng dầu mè rộng khoảng 150m2, kết quả cho thấy NH3, phốt-pho và mùi hôi đều được xử lý rất tốt và đơn giản.
Ðặc biệt chi phí xử lý chỉ khoảng 8.000 đồng/m3 nước rỉ rác, rẻ hơn gấp mười lần chi phí xử lý hiện tại. Ðáng chú ý là ngoài tác dụng xử lý rác, những loại cây này có giá trị kinh tế cao như: cây dầu mè dùng để sản xuất dầu đi-ê-den sinh học hoặc thuốc trị bệnh; cỏ vetiver có thể tận thu để sản xuất giấy; cỏ signal làm thức ăn cho cá và gia súc...
Từ những kết quả ứng dụng thu được, đề tài vừa được Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh nghiệm thu và đánh giá cao.
Nguồn:ND

Xử lý nước nhiễm sắt bằng tro bếp

(VFEJ)-Học sinh Phùng Thủy Tiên, lớp Hóa K19, Trường THPT chuyên Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã thực nghiệm thành công và đưa ra biện pháp xử lý nước nhiễm sắt hiệu quả. Công trình này đạt giải 3 cuộc thi quốc gia về "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" lần thứ 6 năm 2008-2009.
Sắt tồn tại trong đất và khoáng chất chủ yếu dưới dạng không tan hoặc ít tan. Trong nước ngầm, sắt phản ứng với một số thành phần khác tạo thành hiện tượng nước bị phèn sắt, có màu nâu đậm, do đó, các vật liệu tiếp xúc với nước giếng nhiễm sắt thường bị ố vàng nâu. Nước ngầm từ các vùng đất trũng thường chứa nhiều sắt. Việc khai thác nước ngầm quá mức cũng làm mức nước ngầm hạ thấp xuống, làm tăng sự thâm nhập chất hữu cơ từ trên bề mặt vào nước và tăng hàm lượng sắt trong nước ngầm.
Từ việc nghiên cứu thực trạng này, chỉ bằng những vật liệu có sẵn tại địa phương, học sinh Phùng Thủy Tiên đã đưa ra biện pháp xử lý nước nhiễm sắt nêu trên. Phương pháp xử lý này đơn giản, nguyên vật liệu dễ tìm, có thể tận dụng tro bếp là rác thải sinh hoạt, thân thiện với môi trường. Cách làm này có thể áp dụng quy mô hộ gia đình, nhất là những vùng người dân đang phải sử dụng nước giếng khoan.
Qua đó, người dân có thể kiểm tra mức độ nhiễm sắt của nước bằng cách thử với nhựa chuối bằng việc lấy bẹ chuối băm nhỏ, vắt lấy nhựa cho vào mẫu nước thử. Kết quả nếu nước nhiễm sắt sẽ chuyển sang màu đỏ và mức độ nhiễm sắt tăng hay giảm tùy thuộc vào độ đậm của màu nước. Sau đó, tro bếp được cho vào mẫu nước với liều lượng từ 5 đến 10g/l rồi để lắng trong vòng 15 phút. Các phản ứng hóa học xảy ra và hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ qua quá trình lọc.
Tuy vậy, người dân không nên cho nhiều tro bếp vì nước sau khi xử lý xong sẽ hình thành một lớp màng trên bề mặt, lớp màng bám vào các đồ dùng sinh hoạt sẽ rất khó rửa. Nước sau khi để lắng tro bếp đem lọc qua cát thạch anh 2 lần, có thể kiểm tra lại chất lượng nước đã qua xử lý bằng nhựa chuối hoặc pha với nước chè.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com/u152
uninunin

uninunin

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 16
Điểm : 16
Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia : 23/07/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : ĐH Tôn Đức Thắng

TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. Empty
Bài gửi TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. EmptyRe: TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản.   TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. I_icon_minitimeSun Jul 24, 2011 6:21 pm Bài viết số 2

Còn việc xử lý nước rỉ từ việc tưới tiêu sân gôn thì sao?nước rỉ đó cũng chứa thuốc BVTV đấy!
Về Đầu Trang Go down
phanvantoan

phanvantoan

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 37
Điểm : 48
Được cảm ơn : 3
Ngày tham gia : 05/08/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : 06dc

TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. Empty
Bài gửi TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. EmptyRe: TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản.   TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. I_icon_minitimeWed Aug 17, 2011 10:25 am Bài viết số 3

THANKS!
Về Đầu Trang Go down
phamvuhung

phamvuhung

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 25
Điểm : 27
Được cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 12/08/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : emc

TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. Empty
Bài gửi TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. EmptyRe: TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản.   TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. I_icon_minitimeWed Aug 17, 2011 10:27 am Bài viết số 4

THANKS!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. Empty
Bài gửi TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. EmptyRe: TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản.   TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản. I_icon_minitime Bài viết số 5

Về Đầu Trang Go down
 

TTV- Một vài cách xử lý nước đơn giản.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN VÀ MÔI TRƯỜNG :: Lĩnh vực địa chất môi trường-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Tue May 07, 2024 9:38 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất