Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phanquangthuc

phanquangthuc

Điều hành diễn đàn

Tổng số bài gửi : 731
Điểm : 1544
Được cảm ơn : 517
Ngày tham gia : 06/11/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : TT Kỹ thuật và Công nghệ tài nguyên nước

TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết Empty
Bài gửi TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết EmptyTTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết   TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết I_icon_minitimeSat Jul 09, 2011 7:07 pm Bài viết số 1

Từ xưa Hồ Tây đã được coi là một thắng cảnh của Hà Nội. Hồ Tây ở gần sát với Quảng trường Ba Đình. Đường Thanh Niên - con đường phân ranh giới giữa hồ Trúc Bạch và Hồ Tây, gần như thẳng, nối liền với đường Hùng Vương. Cách đây khoảng 20 năm về trước, Hồ Tây là nơi rất yên tĩnh. Người Hà Nội thích tới đây chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên và ngẫm nghĩ, cảm nhận từ sóng gợn mặt hồ, đến những tiếng chuông văng vẳng từ một ngôi chùa nào đó hay ngắm nhìn mầu trời, sắc nước... Những cảnh thiên nhiên tĩnh lặng của Hồ Tây đã đi vào lòng người Hà Nội làm phong phú tâm hồn bao thế hệ đã từng sống ở đất Hà Thành này.

Ngày nay, Hồ Tây được rất nhiều du khách đến, không chỉ vì cảnh đẹp mà còn có những di tích lịch sử và những món ăn đặc sản hấp dẫn. Đường Thanh Niên không còn chỉ là con đường dành cho nam nữ thanh niên chiều chiều thường đến đây ngồi chơi bên hồ mà trở nên tấp nập nhộn nhịp sau một ngày làm việc. Và không biết còn mấy ai ngồi ngắm Hồ Tây nhớ lại những câu thơ:

"Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương,
Mịt mù khói tỏa làn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ...".

Hay câu thơ:

..." Mặt hồ đáy nước trong xanh,
Quế đưa hương ngát cho thanh lòng trần"...

Và có còn ai tự hỏi tại sao hồ có tên là Hồ Tây?

Hồ Tây mới đầu chỉ là tên chung chỉ hồ ở phía tây bắc kinh thành. Gọi mãi trở thành tên riêng là Hồ Tây. Trong dân gian, Hồ Tây còn được gọi là hồ Trâu Vàng và còn có tên khác là Dâm Đàm (đầm mù sương). Theo tài liệu nghiên cứu của ông Bùi Văn Nguyên trong "Cảnh trí Hồ Tây" xuất bản năm 1978" thì tên Dâm Đàm còn được sử dụng đến năm 1573 (đời nhà Trần, nhà Lý). Khi vua Lê Thế Tông lên ngôi, người ta mới tránh gọi hồ là Dâm Đàm, vì tên húy của vua là Duy Đàm, thay vào đó là Hồ Tây.

Sách "Tây Hồ chí" còn ghi, Hồ Tây có từ thời vua Hùng. Lúc ấy, nơi đây là một bến ở cạnh sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp, nên gọi là bến Lâm Ấp của thôn Long Đỗ. Mãi tới thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng. Chung quanh bến Lâm Ấp là một rừng lim rậm rạp có nhiều hang động. Người già ở địa phương còn cho biết, khi đánh cá, thỉnh thoảng họ vớt được những khúc gỗ lim ở dạng trầm tích. Về địa lý, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo. Hồ tạo thành chủ yếu là do tác dụng xâm thực của sông Hồng. Nhưng trong dân gian có nhiều truyền thuyết về sự hình thành Hồ Tây.

Truyền thuyết Hồ Trâu Vàng kể lại rằng, đời nhà Lý, ở nước ta có Nguyễn Minh Không sang Trung Quốc chữa bệnh cho con vua Tống. Khi hoàng tử khỏi bệnh, vua Tống trả ơn bằng cách cho phép Minh Không vào kho báu lựa đồ theo ý thích và muốn lấy bao nhiêu cũng được Minh Không hóa phép chỉ lấy đồng đen (vì đồng đen được coi là "mẹ" của vàng) và thu hết cho vào một bao mang về dâng vua Lý. Vua sai đem chỗ đồng đen ấy đúc thành cái chuông. Chuông đúc xong mang ra đánh thử. Tiếng chuông vang xa ngàn trùng đến tận Trung Quốc. Nghe tiếng chuông ngân, trâu vàng ở bên ấy lồng lên chạy về nơi phát ra tiếng chuông. Đến khu rừng phía bắc Thành Thăng Long thì tiếng chuông im bặt. Trâu vàng mất hướng đi, lồng lên đi tìm và giẫm nát cả một khu rừng, còn đất thì lún xuống thành hồ. Những nơi trâu đi thành sông mà ngày nay còn lại di tích, đó là sông Kim Ngưu. Nhà vua đã sai ném cả chuông lẫn trâu vàng xuống hồ để trâu khỏi lồng lên. Và hồ ấy chính là Hồ Tây ngày nay. Truyền thuyết còn kể, nếu ai sinh đủ 10 người con trai thì có thể đến hồ gọi trâu vàng về. Một lần có người đến gọi được trâu vàng lên khỏi mặt nước, dắt trâu vào bờ. Bỗng nhiên, thừng bị đứt, trâu vàng chui ngay vào hang ở gần đó. Nơi đó nhân dân lập đền thờ gọi là đền Kim Ngưu trên đường vào phủ Tây Hồ hiện nay. Về sau mới biết, người gọi trâu chỉ có 9 con trai ruột và 1 con trai nuôi.

Một truyền thuyết khác kể rằng. Xưa kia ở núi đá Tản Viên, có hang mà con cáo (hồ tinh) chín đuôi hay lên quậy phá làm hại nhân dân. Thấy vậy Thượng Đế sai Long Vương dâng nước phá hang của cáo. Cáo chín đuôi bỏ chạy. Quân thủy của Long Vương đuổi theo bắt cáo. Nơi cáo bị giết thịt trở thành cái đầm sâu gọi là Đầm Xác Cáo mà ngày nay gọi là Hồ Tây. Ở vùng Xuân Đỉnh đến nay vẫn còn có làng Cáo. Có lẽ địa danh này có liên quan đến truyền thuyết về Đầm Xác Cáo. Dân gian còn kể: Ngày xưa Trấn Vũ là một người có tài và có công trừ yêu, dẹp giặc nhiều lần, nhưng không chịu làm quan. Ông chỉ muốn đi tu cho đủ chín kiếp mười đời để thành Phật. Lý do tu đủ 10 đời cũng được nhân dân tương truyền lại. Qua rất nhiều thử thách, đã có lần ông bị Phật Bà phạt vì không dám đỡ đẻ cho một phụ nữ gặp trên đường. Ông bị Phật Bà cho rằng bản lĩnh tu hành chưa cao, tránh khó khăn và bắt Trấn Vũ tu thêm một kiếp nữa. Ông đã có ý chán nản, nhưng thực tế cuộc sống, những người ông gặp đã củng cố lòng kiên nhẫn của ông. Ông tiếp tục tu hành để trở thành người có đạo đức cao siêu, vừa có phép thuật siêu cao (mà sau này ông là một trong bốn vị thần của Hà Thành).

Ngày ấy, ở phương bắc có bà Hoàng bị hủi không ai chữa nổi. Nhà vua cho người cầu thầy thuốc giỏi về chữa trị. Trấn Vũ được mời chữa trị và chữa khỏi. Khi vua ban thưởng, ông không nhận gì chỉ xin đồng đen. Vì có phép thuật, nên nhà vua mất rất nhiều đồng đen vào cái túi nhỏ của Trấn Vũ. Vua ra lệnh không ai được chở giùm, mặc kệ Trấn Vũ. Ông đã dùng mũ làm thuyền để chở đồng đen về nước đúc chuông. Câu chuyện tiếp theo giống như truyền thuyết Hồ Trâu Vàng kể ở trên.

Con cáo yêu tinh chín đuôi vẫn thỉnh thoảng hiện về hại dân, nên mọi người cầu thánh Trấn Vũ trừ yêu. Thánh sai làm một cái thuyền và một bộ dây thật bền. Thánh tự buộc mình vào đầu dây, lặn xuống hồ. Yêu tinh nuốt thánh vào bụng, thánh giật dây cho dân làng kéo lên và dùng dao nhọn mổ bụng yêu tinh để thánh ra. Mọi việc xong xuôi, có một lần vào buổi tối, trên đường về nhà, thánh gặp một người con gái xin vào trú mưa. Đến đêm cô gái bị đau bụng nguy kịch, thánh xoay xở hết cách. Cuối cùng thánh nhớ câu truyền: "Đau bụng lấy bụng mà chườm; Nhược bằng không khỏi, hoắc hương với gừng"... Phật Bà hiện lên cho rằng thánh còn trần tục. Bị oan ức, thánh tự mổ bụng lấy ruột gan vứt khắp mọi nơi. Mãi về sau, thánh mới được Phật Bà xét lại cho tu thành quả. Ruột của ông vứt xuống hồ thành Bạch Xà (nay thuộc địa bàn Quảng Bá); bao tử của thánh thành Kim Quy (nay thuộc địa bàn thôn Tây Hồ). Hai con vật này lại trở thành yêu tinh giết hại dân làng, xương chất thành đống (chính là nơi trường Chu Văn An hiện nay). Trời lại sai thánh trừ yêu. Kim Quy thánh giẫm dưới chân, còn Bạch Xà thánh quấn vào bên kia. Từ đó dân sống ven Hồ Tây mới yên ổn làm ăn.

Theo "Tây Hồ chí", xưa kia quanh hồ có núi cao, gò thấp, khói sương mờ mịt tạo nên cảnh trời, đất, nước kỳ lạ. Nhà Lý, nhà Trần gọi là hồ Dâm Đàm, bởi quanh năm có sương mù trên mặt hồ. Sự đan quyện đất-nước-trời đã tạo nên hình dáng những con vật ở ven hồ. Đó là những hình con ngựa (mã) ở khu vực Nhật Chiêu, Quán La, Chích Sài ; còn phượng ở dải đất từ Thụy Chương đến Nguyệt Chủy; con rồng (long) thuộc khu An Minh, An Quang, con lân là khu vực Lạc Chích (Ngũ Xá); quy là bán đảo Tây Hồ. Trong Hồ Tây có những gò đống lớn nhỏ nổi lên được gọi là châu. Tương truyền rằng những châu ấy chính là những viên ngọc do Sơn Long nhả ra. Từ lâu lắm rồi người dân nơi đây coi khu vực Hồ Tây là địa linh và nơi đây có rất nhiều đền thờ cùng nhiều truyền thuyết hấp dẫn về các vị thần, thánh, tổ nghề nuôi tằm, dệt vải, v.v.

Theo truyền thuyết cũ, khi Lý Công Uẩn dời đô từ động Hoa Lư đến đồng bằng sông Hồng đã chọn núi Nùng để xây cung điện. Nhiều nhà sử học đã đưa ra lập luận, núi Nùng nhất định là nơi cao ráo so với cả vùng đất có nhiều ao hồ như địa hình lúc ấy của Thăng Long, chứ không thể là núi cao chót vót. Tương truyền còn cho rằng núi Nùng là cái rốn của rồng nên còn có tên là Long Đỗ. Xưa kia núi Nùng là một thắng cảnh ở sát Hồ Tây. Sau này, vào đời nhà Lê, nhà vua cho san phẳng núi Nùng xây điện Kính Thiên nay là Viện Bảo tàng quân đội. Đền Long Đỗ trước cũng ở đây, sau dời ra phía bờ sông Hồng.

Hồ Tây và hồ Trúc Bạch xưa kia chỉ là một. Vì Hồ Tây lớn quá, nhân dân ba làng Trúc Yên, Yên Phụ, Yên Quang mới đắp con đê chắn ngang để giữ phần cá về phía mình. Con đê đó nay trở thành đường Thanh Niên.
(nguồn banmai.9)
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com/u152
fat_Mouse

fat_Mouse

Điều hành diễn đàn

Huy chương : TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết Huychu10TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết Medal111
Tổng số bài gửi : 550
Điểm : 866
Được cảm ơn : 34
Ngày tham gia : 24/11/2010

TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết Empty
Bài gửi TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết EmptyRe: TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết   TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết I_icon_minitimeSun Jul 10, 2011 6:58 am Bài viết số 2

Hồ Tây!
nơi gắn liền với nhiều truyền thuyết! những chuyện Hoang đường
một trong những chuyện ấy là Thái Sư Lê Văn Thịnh - bị cho là Hóa Hổ định hại Vua
bị đi đày - trở thành vụ án của ngàn năm, ko thể gột rửa được tội lỗi - Nỗi uất ức ấy được ghi lại trong Bức Tượng "Miệng cắn Thân - chân phá mình"
Ôi thật xót thương cho Thủ Khoa đầu tiên của kỳ thi Minh Kinh Bác Học!
Đọc về Hồ Tây, Lại nhớ đến ông!
Về Đầu Trang Go down
phanquangthuc

phanquangthuc

Điều hành diễn đàn

Tổng số bài gửi : 731
Điểm : 1544
Được cảm ơn : 517
Ngày tham gia : 06/11/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : TT Kỹ thuật và Công nghệ tài nguyên nước

TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết Empty
Bài gửi TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết EmptyRe: TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết   TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết I_icon_minitimeSun Jul 10, 2011 8:55 am Bài viết số 3

Tiện đây em cũng post luôn tài liệu em với tìm hiểu được về Thái Sư Lê Văn Thịnh cho mọi người hiểu rõ nhé.


Thái Sư Lê Văn Thịnh



Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh trong đền thờ tại thôn xã Đông Cứu, Gia Lương, Hà Bắc. Bài vị phía sau ghi: Lê Thái sư Đại vương
Lê Văn Thịnh (chữ Hán: 黎文盛, 1038?-?) người làng Đông Cửu, quê xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Yên Định, lộ Bắc Giang, ngày nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ thủ khoa năm 1075 kỳ thi Minh kinh bác học thời Lý Nhân Tông - tức là thủ khoa về khoa cử đầu tiên của Việt Nam. Là người có tài năng, lại có công lao lớn nên làm quan tới chức Thái sư, nhưng năm 1096, ông bị ghép vào tội mưu phản giết vua, nên đã bị đi đầy. Hiện vẫn chưa xác định được ngày, tháng, năm sinh và mất của ông.
TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết 250px-Le_Van_Thinh
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh trong đền thờ tại thôn xã Đông Cứu, Gia Lương, Hà Bắc. Bài vị phía sau ghi: Lê Thái sư Đại vương
Lịch sử

Thuở nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, tự học hàng ngàn quyển sách về Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Hàng đêm, ngồi trong mùng chong đèn đọc sách đúng hai canh đến ba canh mới đi ngủ.
Năm Canh Tuất 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở ngay kinh thành Thăng Long. Nho học bắt đầu có địa vị trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước Đại Việt kể từ đó. Đến năm Ất Mão 1075 niên hiệu Thái Ninh, vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) cho mở khoa thi Nho học đầu tiên gọi là Minh Kinh Bác Học (Tam Trường).Thời này , mãi đến 1247 mới có đặt Trạng Nguyên, Bãng Nhãn và Thám Hoa. Lê Văn Thịnh đã đỗ thủ khoa trong số 10 người được chọn và được mệnh danh là :"Ông Trạng Khai Khoa".Đại Việt sử ký toàn thư chép: Mùa xuân, tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học. Đỗ đại khoa xong là có chiếu chỉ triều đình mời ông ra làm quan ngay; ông được vào cung dạy Lý Nhân Tông (mới 9 tuổi, lên ngôi năm Nhâm Tí 1072 lúc 6 tuổi)
Năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam (tên lộ của nhà Tống, sau chia làm Quảng Nam Đông lộ, tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Nam Tây lộ, tức khu tự trị Quảng Tây ngày nay của Trung Quốc) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt để trả thù việc Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã đem quân tấn công các châu Ung, Khâm, Liêm của nhà Tống năm trước để phủ đầu mưu đồ xâm lược của nhà Tống. Trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đem quân đánh tan được. Quách Quỳ lui quân, nhưng lại chiếm lấy châu Quảng Nguyên (các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn ngày nay).
Năm 1078: mùa xuân, tháng giêng, vua Lý Nhân Tông sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống 5 con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, và những người các châu ấy bị bắt đi. Năm 1079, nhà Tống đem Thuận Châu trả lại (tức là châu Quảng Nguyên, nhà Tống đổi làm Thuận Châu), nhưng chưa trả những đất đai mà thổ dân dâng cho nhà Tống. Tháng 6 năm 1084, khi đó là thị lang bộ Binh, Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới. Tuy binh lực nhà Tống đã bị Lý Thường Kiệt đánh thua tan tác, song vua quan nhà Tống chỉ đồng ý trả lại đất đai do người Tống xâm lược tại nơi biên thùy. Còn các đất đai do thổ dân nộp để thần phục nhà Tống là hai động Vật Dương và Vật Ác, họ không chịu trả lại. Viện lý những đất ấy là của thổ dân "tự ý" đem sát nhập vào nhà Tống chứ không phải là họ chiếm. Lê Văn Thịnh đã trả lời sứ giả Tống là Thành Trạc:
Đất thì có chủ, các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà lấy trộm đã không tha thứ được, mà trộm của hay "tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua.
Đại diện cho Đại Việt, Lê Văn Thịnh đã trả lời một cách cứng cỏi, đầy đủ lập luận. Đối với luật pháp nước nào cũng vậy, khi nhận một vật gì để canh giữ, nếu đem vật đó bán và hủy bỏ đi, tất nhiên phải có tội. Trong trường hợp này, các thổ dân - chỉ là những người được vua tin dùng, cho cai quản các châu quận ở nơi biên ải xa xôi. Việc tự tiện đem đất đai dâng cho nhà Tống, để xin phần phục, xâm phạm vào lãnh thổ của Đại Việt cũng như việc nhà Tống chiếm giữ đất ấy không thể là hợp pháp, minh bạch.
Luận cứ trên đây cho thấy nền pháp luật thời ấy đã có những bước tiến đáng kể, nên Lê Văn Thịnh đã phân biệt rõ ràng các khái niệm mà ngày nay gọi là khế ước ủy nhiệm, ký thác hay quyền sở hữu.
Nhà Tống cuối cùng phải trả lại 6 huyện 3 động. Người Tống có thơ rằng:
Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim

Tạm dịch:
Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên

Năm 1085, Lê Văn Thịnh được vua Lý Nhân Tông cho làm Thái sư.
Năm 1096, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, vua Lý Nhân Tông tha tội chết, an trí ở Thao Giang (tên trại thời Lý, thời Trần đổi là lộ, nay là vùng huyện Tam Thanh, Sông Thao, tỉnh Phú Thọ). Theo Việt Nam Sử Lược, thì ông bị đày đến vùng Lương Giang (Thanh Hóa).

Thời phong kiến
Đại Việt sử ký toàn thư chép:
Bấy giờ[1] vua ra hồ Dâm Đàm (hồ Tây ngày nay), ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: "Việc nguy rồi!". Người đánh cá là Mạc Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang... Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch.
Các sử gia cũng như nhiều nhà văn, nhà viết kịch sau này nhiều người không chịu tìm hiểu kỹ nguyên nhân sâu xa nên ngay như Ngô Sĩ Liên đã từng viết: Kẻ làm tôi, phạm tội giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng đạo Phật. Cho đến gần đây, như Tào Mạt trong vở chèo bộ ba Bài ca giữ nước, còn xếp Lê Văn Thịnh vào hàng ngũ các nhân vật phản diện.

Dân gian

Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này.
TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết 250px-Ran_than-Le_Van_Thinh
Con rắn thần bằng đá nguyên khối tương truyền gắn với huyền tích về Lê Văn Thịnh
Con rắn thần bằng đá nguyên khối tương truyền gắn với huyền tích về Lê Văn Thịnh
Trong dân gian, người dân có quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề khác nhiều so với các sử gia chính thống. Hàng năm đến ngày sự lệ, cả 5 thôn Đông, Lai, Nghiêm, Miễu và Lai Lẻ trong xã Chi Nhị xưa đều rước Nghè để trình tế. Thành hoàng hay nghè Nhị Chi của làng chính là Thái sư Lê Văn Thịnh. Tại thôn Bảo Tháp, trong đền thờ Lê Văn Thịnh có một pho tượng kỳ lạ. Những người dân ở đây đã sửng sốt khi tìm thấy một pho tượng bằng đá nguyên khối tạc hình một con rắn lớn (dạng rồng) trong tư thế "miệng cắn thân, chân xé mình" đã chìm sâu trong lòng đất hàng trăm năm nay. Pho tượng toát lên nỗi đau đớn, phẫn uất. Có lẽ nó chính là hiện thân của Lê Văn Thịnh, trạng khai khoa của nền quốc học Việt Nam, đã chịu hàm oan trong vụ án hồ Dâm Đàm từ thời nhà Lý. Người dân đã tạc pho tượng này để thể hiện nỗi oan khuất đó, và niên đại của pho tượng vào khoảng thời nhà Hậu Lê.

Nghè Chi Nhị
Công trình thờ cúng ông được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, có quy mô lớn với đủ các hạng mục Tiền tế, Tiền đường và Hậu đường. Các hạng mục trên đều được lát sàn gỗ. Do nằm ở giữa hai con sông, hàng năm đều bị ngập nước, nên trải qua thời gian Nghè đã phải trùng tu sửa chữa nhiều lần và vẫn được nhân dân địa phương bảo vệ chu đáo.
Ngày nay, Nghè Chi Nhị nằm ở trung tâm của thôn Bảo Tháp, mặt trước hướng nam nhìn ra đê Lai, kiến trúc theo kiểu chữ Công, gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian 2 trái Hậu đường, kết cấu vì theo kiểu chồng con tam kẻ trường, xà lòng. Nghệ thuật trang trí, điêu khắc ở Nghè thể hiện trên các bộ vì, bức cốn, bẩy hiên. Những người thợ đã chạm nổi hình trang trí theo mẫu thức truyền thống với các hình: Long, ly, quy, phượng, tùng, cúc, trúc, mai rất phong phú, sinh động mang dấu ấn nghệ thuật thời nhà Nguyễn.
Trong Nghè hiện nay còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật phong phú như: 2 ngai thời, tượng Thái sư Lê Văn Thịnh, bộ bát bửu, thần tích, 5 đạo sắc phong, đạo sớm nhất phong năm 1853, đạo muộn nhất năm 1924 và hệ thống bia đá khắc dựng từ thời Nguyễn, đôi câu đối, cuốn thư và nhiều đồ thờ bằng đồng, gỗ, gốm, sứ. Đó là những di sản văn hóa quý của cha ông để lại, góp phần làm tăng thêm giá trị lịch sử và nghệ thuật cho di tích này.
Trong số các địa phương ở Bắc Ninh có thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (Thập Đình và Đình Tổ), chỉ có Nghè Chi Nhị bảo quản được tượng Lê Văn Thịnh. Pho tượng được tạc vào thời Nguyễn, đặt trong khám thờ sơn son thếp vàng lộng lẫy ở phần trang trọng nhất nơi Hậu cung của Nghè. Nghệ thuật tạc tượng, điêu khắc gỗ, sơn son thếp vàng rất điêu luyện, lột tả được chân dung thư thái của vị quan Thái sư tài năng, đức độ-người đã có công lao to lớn trong việc rèn dạy đấng quân vương thời niên thiếu, trong mặt trận ngoại giao, kinh bang tế thế với vương triều nhà Tống để đòi lại lãnh thổ thời Lý.
Tượng thái sư Lê Văn Thịnh góp phần quan trọng cùng các di sản văn hóa khác ở Nghè Chi Nhị và các đình, đền ở Bắc Ninh, giới thiệu phong phú hơn về danh nhân khoa bảng này, đặc biệt là đối với Bảo tàng Bắc Ninh. Nghè Chi Nhị đã được UBND tỉnh xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa năm 2004.
(wikipedia Bách khoa toàn thư mở)
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com/u152
Sponsored content





TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết Empty
Bài gửi TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết EmptyRe: TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết   TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết I_icon_minitime Bài viết số 4

Về Đầu Trang Go down
 

TTV-Sự Tích Hồ Tây và những truyền thuyết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: PHÒNG KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG :: Đọc và cùng cảm nhận-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Mon May 20, 2024 8:04 am.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất