Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Cổ nhuế- Quê tôi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Cổ nhuế- Quê tôi Th_310Cổ nhuế- Quê tôi Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyCổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 2:48 pm Bài viết số 1

Ở nhà con không ngoan
cha mẹ phải buồn lòng, từ nay quyết tâm học hành
quyết chí đi thi, thi vô Mỏ Địa Chất
vì nghe người ta nói: "Mỏ Địa Chất" lắm vàng

Dọc được qua Nghĩa Đô, thấy toàn là nhà lầu
tưởng đâu sẽ được vào cầu
đi tới đi lui, đi vô đường Cổ Nhuế
trời ơi đường Cổ Nhuế, làm sao lắm ổ gà
Trích: Xẩm Mỏ


Đẻ ra ở Cổ Nhuế mà mình cũng không ngờ quê mình được sinh viên Mỏ nhắc đến một cách đặc biệt vậy!
Chắc ai học Mỏ mà chả biết đến Cổ Nhuế
những chưa chắc có ai đã biết tường tận đâu nhỉ!
xin giời thiệu với mọi người một chút về làng mình
Về Đầu Trang Go down
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Cổ nhuế- Quê tôi Th_310Cổ nhuế- Quê tôi Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 2:56 pm Bài viết số 2

Cổ Nhuế
Diện tích 6,5 Diện tích 6,5 km² Số dân 60.000 Mật độ dân số 9230 người/km²
Mã đơn vị hành chính 019

Cổ Nhuế là một xã tại huyện Từ Liêm, Hà Nội. Xã có dân số trên 60 nghìn người, diện tích: 6,5 km². Đây là xã kinh tế phát triển nhất huyện Từ Liêm . Xã có nghề may truyền thống.

Phân chia hành chính

Hiện nay xã gồm 14 thôn và 1 tổ dân phố: Hoàng 1, Hoàng 2, Hoàng 3, Hoàng 4 (Khu phía bên tay phải đường Trần Cung, khu chợ bệnh viện E, từ đường Hoàng Quốc Việt, chưa có số nhà, mọi người hay lầm tưởng là của Quận Cầu Giấy), Hoàng 5 (Khu Đại học Điện lực, Cao đẳng Du Lịch, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Triển làm Nông nghiệp, Nhà máy in tiền Quốc Gia mọi người hay lầm tưởng là quận Cầu Giấy) Hoàng 6, Hoàng 7, Đống 1, Đống 2, Trù 1, Trù 2, Viên 1, Viên 2 và tổ dân phố Phú Minh. Ngoài ra địa bàn còn được chia làm 40 khu dân cư (Tổ dân phố, ngày xưa gọi là xóm) 1A, 1B, 1C, 2A, 2B, 2C, 3A, 3B, 4A, 4B, 5A, 5B, 6A, 6B, 7A, 7B, 8A, 8B, 9A, 9B, 10A, 10B, 11A, 11B, 12A, 12B, 13A, 13B, 14A, 14B, 15A, 15B, 16A, 16B, 17A, 17B, 18A, 18B, 19A, 19B, 19C, Tổ dân phố Phú Minh, Tổ dân phố khu TT Công Ty XD số 2, Tổ dân phố Học viện Cảnh sát Nhân dân...

Nhiều tuyến đường quan trọng: Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Trần Cung, Cổ Nhuế chạy qua xã, ngoài ra còn có sông Nhuệ. Đường sắt Bắc Nam chạy qua.
Cổ nhuế- Quê tôi Choconhue
Chợ Cổ Nhuế
Lịch sử

Theo cuốn Từ điển Hà Nội - địa danh thì Cổ Nhuế (xã) xưa có tên Nôm là Kẻ Noi, thuộc tổng Cổ Nhuế phủ Hoài Đức. Thời Pháp thuộc, trước năm 1942, sau khi bỏ cấp tổng, Cổ Nhuế gồm 3 xã (xã thời nhà Nguyễn) là Trù Đống, Hoàng (còn gọi là Cổ Nhuế Hoàng), Viên (còn gọi là Cổ Nhuế Viên). Năm 1945, 3 xã này (mà nay là xã Cổ Nhuế) thuộc quận 5 ngoại thành.

Tới năm 1961, xã Cổ Nhuế được thành lập, các xã cũ trở thành thôn và tách Trù Đống thành 2: Cổ Nhuế TRù (Trù hay Chùa (thôn)), Cổ Nhuế Đống. Từ đó, xã Cổ Nhuế gồm 4 thôn. [2]Hai làng Cổ Nhuế Trù và Đống vốn từ một làng Cổ Nhuế (tên Nôm là Kẻ Noi) tách ra vào giữa thời Lý. Từ xa xưa đến đầu thế kỷ XX, hai làng nằm trong xã Cổ Nhuế (cùng với các làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên) thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây (từ năm 1888 trở đi là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 đổi làm tỉnh Hà Đông). Năm 1926, hai làng tách ra thành một xã riêng gọi là Cổ Nhuế Trù - Đống, dân số có 2034 người.

Sau Cách mạng Tháng Tám, xã Cổ Nhuế Trù - Đống nhập với hai xã Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên thành xã Cổ Nhuế thuộc quận 5 ngoại thành Hà Nội, đến năm 1961 là một xã của huyện Từ Liêm cho đến nay.

Hai làng Cổ Nhuế Trù và Cổ Nhuế Đống xưa cũng là làng nông nghiệp, có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi. Song đến năm ất Mão niên hiệu Duy Tân (1915), đê Liên Mạc bị vỡ làm phần lớn đồng ruộng của hai làng bị cát bồi lấp, từ chỗ cấy được hai vụ đến đây chỉ cấy được một vụ mùa, còn vụ chiêm phải chuyển sang trồng ngô, khoai lang xen đậu đỗ các loại. Nhờ kinh nghiệm thâm canh nên dân làng tạo được giống ngô nếp rất dẻo và thơm, có tiếng trong vùng. Từ năm 1920, do sản xuất nông nghiệp bị sút kém nên dân hai làng đã tìm học được nghề may để sinh sống.

Từ một vài nhà ban đầu, đến năm 1935 cả hai làng đã có vài trăm hộ làm, rồi lan sang hai làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên. Rất đông thợ ma của hai làng vào nội thành may thuê cho các nhà thầu hoặc may quần áo cho binh lính, nhiều người có vốn mở hiệu may riêng. Một số chủ hiệu thợ may ở phố Hàng Trống phải lấy tên một thợ may giỏi người Cổ Nhuế làm tên cửa hiệu của mình để thu hút khách hàng.

Về di tích lịch sử, thôn Đống còn ngôi nhà thờ ông Nguyễn Hữu Đạo là quan Thái y viện - cơ quan chăm sóc sức khoẻ của vua và hoàng tộc vào thời Lê - Trịnh, từng chữa khỏi bệnh cho Hoàng hậu - vợ Vua Lê Hiển Tông. Về sau, ông Đạo còn theo quân ra trận, lập được nhiều công nên được phong làm Thống suất binh Nam, Thượng tướng quân. Nhà thờ được làm bằng 36 cột đá, do chính Vua Lê Hiển Tông tặng sau khi ông Đạo về hưu. Trong nhà thờ hiện còn một bảng khắc gỗ ghi lại bài thơ thất ngôn bát tuyệt ca ngợi tài đức của ông Đạo, song điều đặc biệt là một câu có một từ chỉ một vị thuốc quý mà ông đã dùng để chữa bệnh.

Thôn Trù còn một ngôi miếu nhỏ, bên trong còn tấm bia dựng năm Vĩnh Khánh thứ hai (1731) ghi việc ông ông Đỗ Pháp Hiển làm quan trong đội Cấm quân, có công hộ vệ vua đi tuần thú thoát khỏi bị bão đánh đắm thuyền ở cửa biển Thần Phù (Nghệ An) nên được thăng làm tước Siêu Hải hầu. Vì không có con nên ông bà hiến toàn bộ số ruộng của mình cho làng và được làm tôn làm hậu thần làng.

Đình chùa

Xã có nhiều đình, chùa tập trung ở cả bốn làng Hoàng, Đống, Trù và Viên với 3 ngôi chùa: Chùa Sùng Quang (Thôn Đống 2), Chùa Anh Linh (Thôn Viên 1), Chùa Trùng Hưng (Thôn Hoàng 2). Có hai ngôi đình ở 2 thôn Viên 2 và Hoàng 2, thờ thành hoàng làng (Hoàng Tử Đông Chinh Vương- Lý Công Lực, con trai vua Thái tổ Lý Công Uẩn), Đền Bà chúa thờ Túc Trinh công chúa, con gái vua Trần Thánh Tông. Lễ hội của làng thường được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ tế thành Hoàng làng vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Ngoài ra ở thôn Viên 1 và Viên 2 còn có Lễ mộc dục và Lễ cúng thực(Công chúa Túc Trinh thời Trần) vào ngày 1 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Cổ nhuế- Quê tôi Images46536conhue
Chùa Sùng Quang

Từ thập niên 1970 các nhà khảo cổ đã đào được một số di vật dưới lòng đất ở đây như: rìu đá, hòn nghiền, hòn cà bằng đá, hòn gạch vuông có hoa văn trám lồng đời Hán, tượng cá hóa rồng thời Lý - Trần.
Dân cư

Dân cư hiện nay tại xã gồm người bản địa và rất đông những người dân từ nhiều miền đến đây sinh sống, học tập. Rất nhiều người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề may truyền thống. Nhiều công ty may đã và đang được thành lập ở Cổ Nhuế, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong vùng, cũng như lao động ngoại tỉnh.

Truyền thống nghề may của xã

Từ những năm đầu thế kỷ 20, nghề may không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho dân làng Cổ Nhuế mà còn tạo ra những thay đổi về cơ cấu dân cư, quan hệ xã hội của làng, đặc biệt là làm hình thành đội ngũ công nhân may mặc có tay nghề cao, có ý thức cao về vị thế xã hội của mình. Đây là cơ sở để làng Cổ Nhuế sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng. Mùa hè năm 1938, đã thành lập Hội ái hữu thợ may Cổ Nhuế, sau đó đông đảo thợ may Cổ Nhuế cùng nông dân đã đưa đơn kiện bọn cường hào làng xã thu lạm tiền thuế thân từ 2,5 đồng lên 3 đồng một suất và đã giành được thắng lợi.

Đại tướng Văn Tiến Dũng (người thôn Cổ Nhuế Trù) là Thư ký Hội ái hữu thợ dệt Hà Nội đã viết bài trên báo Tin tức - tờ báo công khai của Đảng CSVN để cổ động cuộc đấu tranh. Năm 1939 diễn ra cuộc đấu tranh đòi tăng lương của 600 thợ may Cỏ Nhuế ở Sở Quân nhu. Sau đó, Cổ Nhuế trở thành một điểm trong An toàn khu của Trung ương. Cuối năm 1940, Chi bộ Cổ Nhuế được thành lập, lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
Về Đầu Trang Go down
dungluat

dungluat

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 24
Điểm : 29
Được cảm ơn : 2
Ngày tham gia : 17/04/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : KHTN

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 9:14 am Bài viết số 3

Ma_Quyen ở chỗ nào Cổ Nhuế thế? Em cũng ở đấy đây.
Về Đầu Trang Go down
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Cổ nhuế- Quê tôi Th_310Cổ nhuế- Quê tôi Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 10:50 am Bài viết số 4

Gần chợ Cổ Nhuế Bạn à!
Về Đầu Trang Go down
dungluat

dungluat

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 24
Điểm : 29
Được cảm ơn : 2
Ngày tham gia : 17/04/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : KHTN

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 12:51 pm Bài viết số 5

Hêhê. Mình cũng ở gần chợ. Bạn ở đoạn nào của chợ.
Về Đầu Trang Go down
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Cổ nhuế- Quê tôi Th_310Cổ nhuế- Quê tôi Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 1:40 pm Bài viết số 6

Gần đường Tàu!
nhà bạn ở đó hả?
Về Đầu Trang Go down
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Cổ nhuế- Quê tôi Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 3:25 pm Bài viết số 7

Cổ Nhuế - Đông Ngạc - ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội, nơi thật nhiều kỷ niệm! Nhớ từng khuôn mặt, con người, nhớ!!!!! Khóc rồi nè!
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
truonghuong

truonghuong

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 22
Điểm : 32
Được cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 03/08/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : TT Tu van va dich vu quy hoach dieu tra TNN

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 3:37 pm Bài viết số 8

Anh có còn nhớ người ấy không?
Về Đầu Trang Go down
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Cổ nhuế- Quê tôi Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 3:51 pm Bài viết số 9

Khà khà, nhiều người lắm....nhớ nhiều người nữa, mỗi người một ấn tượng...
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
truonghuong

truonghuong

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 22
Điểm : 32
Được cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 03/08/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : TT Tu van va dich vu quy hoach dieu tra TNN

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 4:14 pm Bài viết số 10

thế có nhớ e ko? gặp có nhận ra ko đấy!
Về Đầu Trang Go down
luongthegiang

luongthegiang

Thành viên V.I.P

Tổng số bài gửi : 261
Điểm : 371
Được cảm ơn : 31
Ngày tham gia : 15/09/2010

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 9:25 pm Bài viết số 11

"Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Không đầy hai gánh, không về quê hương ..."

Ngày đầu nhập học, mình chỉ nghe đến câu này nói về Cổ Nhuế, ko ngờ sau này nó lại gắn bó với mình thế.
hì hì. Mình ở xa nên về những lần về HN thường hay có tật xấu là chui vào trường Mỏ ăn trưa rùi lên giảng đường nghỉ ngơi. (thói quen từ thời sinh viên mà vẫn chưa bỏ được)
Về Đầu Trang Go down
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Cổ nhuế- Quê tôi Th_310Cổ nhuế- Quê tôi Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeSat Aug 06, 2011 9:42 am Bài viết số 12

luongthegiang đã viết:
"Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Không đầy hai gánh, không về quê hương ..."

Ngày đầu nhập học, mình chỉ nghe đến câu này nói về Cổ Nhuế, ko ngờ sau này nó lại gắn bó với mình thế.
hì hì. Mình ở xa nên về những lần về HN thường hay có tật xấu là chui vào trường Mỏ ăn trưa rùi lên giảng đường nghỉ ngơi. (thói quen từ thời sinh viên mà vẫn chưa bỏ được)

Vâng
nhắc đến Cổ Nhuế thường người ta hay nói đến câu đó!
ngày còn bé, ra phố bị bọn cùng tuổi trêu,!
nói chung là cũng ức
và em bắt đầu tìm hiểu tại sao và tất nhiên là cũng tìm ra!
nhưng ko phải ai cũng cố công tìm hiểu nên nhiều chuyện ko hay xảy ra quanh câu nói này!
nhiều vụ xích mích, đánh lộn cũng từ câu nói này mà ra!
Về Đầu Trang Go down
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Cổ nhuế- Quê tôi Th_310Cổ nhuế- Quê tôi Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeSat Aug 06, 2011 9:46 am Bài viết số 13

Một bài viết em lấy trên mạng để mọi người đọc!
Hầu hết anh em trưởng Mỏ đều trọ ở Cổ Nhuế, có lẽ cũng nên hiểu một chút về nó!





GIẢI NỖI OAN CỔ NHUẾ
Sưu tầm bài viết của Hoàng Quân, báo Công nghiệp, số 20/2003 (trang 50)
Anh cán bộ phụ trách văn hoá khoát mạnh tay vào khoảng không trước mặt: “Đấy, nhà báo cứ đi khắp cái xã này, hỏi dân, tra sử sách xem có thấy ai trong chúng tôi làm nghề đấy không. Tiện thể, anh sẽ được tận mắt chứng kiến nghề truyền thống thực sự của xã tôi luôn”. Chết thật, không lẽ anh chàng “hai sọt một gầu” bị ông quản trị khu tập thể nơi tôi ở bắt quả tang chạng vạng sáng hôm ấy cứ sống chết “em ở Cổ Nhuế” lại là chuyện đùa. Lại còn câu ví “Đào Nhật Tân, phân....” nữa chứ...



Giải nỗi “oan” Cổ Nhuế

Có gì không phải, xin quý vị bạn đọc lượng thứ cho cái “tít” đầy chất hình sự này. Nhưng quả thật, chuyện xảy ra ở khu tập thể của tôi hôm ấy đã gợi ý cho tôi về một chuyến hành hương về Cổ Nhuế.

Cái nghề chẳng ra cái nghề đó, xét cho cùng, trong khi phương tiện cơ giới của chúng ta chưa kịp phát triển, đất nước ta lại chủ yếu dựa vào nghề nông, thì đó là một nghề tối cần thiết. Và thời nào cũng thế, xung quanh nó là biết bao giai thoại, thực cũng có, dân gian sáng tác cũng nhiều, nhưng không thể không thừa nhận rằng, đã có một nghề như thế với đầy đủ mọi buồn vui, vất vả. Và tên tuổi của xã Cổ Nhuế đã gắn liền với sự hưng- thịnh, quen thuộc như câu thơ cửa miệng:

Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương

Tôi đưa quý danh anh thanh niên nọ hỏi anh cán bộ xã. Chẳng cần tra sổ sách, anh cán bộ văn hoá chắc nịch: “Xã Cổ Nhuế làm gì có xóm Đoài, lại càng không có ai là Trần Tiến Hoạt cả”. Vậy là anh thanh niên đó đã nói dối tôi. Nhưng không sao. “Thế còn đền thờ vị thành hoàng làng chuyên nghề đi phân, rồi tập tục mỗi năm xã tổ chức lễ rước sọt, gầu?” “Anh sưu tầm ở đâu giai thoại đấy thế?”- Anh cán bộ có vẻ cáu. Và như để lấy lại bình tĩnh, anh bắt đầu giới thiệu sơ lược về các công trình tâm linh trên địa bàn Cổ Nhuế. Lúc này tôi mới lờ mờ hiểu được. Cổ Nhuế xưa tuần 3 phiên chợ... phân. Chợ vắt qua đường quốc lộ, lan tới cả khu vực bệnh viện E bây giờ. Những hôm trở gió, đứng cách chợ cả cây số vẫn “đượm” mùi. Người Hà Nội ít người dám đi Cổ Nhuế, trừ những người có nhu cầu trồng trọt. Dân gian vẫn rỉ tai nhau về giai thoại mặc cả... phân của một anh thu mua và bán phân chuyên nghiệp. Bực mình về lời chê của khách hàng “hàng này trông có vẻ không sánh lắm nhỉ? Bên dưới có đất sét không đấy?”. Tức mình, anh vứt tọet gói xôi lạc đang ăn xuống đất, chạy xăm xăm ra chỗ đôi sọt, sắn tay áo lên tận nách, khoắng mạnh “này thì đất sét này, này thì không sánh này"...

Giai thoại thì hài hước như vậy, nhưng đó là một nghề có thật và vô cùng cực nhọc. Ngót nghét 20 năm trước đây, khá quen thuộc với mọi người dân là hình ảnh giữa trưa hè, một người thanh niên mặt mũi, quần áo ướt đẫm mồ hôi, gò lưng đạp chiếc xe đạp đằng sau lắc lẻo hai sọt “hàng” nặng trịch, dù đã cố gắng đạp rất nhanh, song không thể tránh được những ánh mắt sợ hãi và những cái bịt mũi, thậm chí, nhổ nước bọt của người dân hai bên đường. Và đã từ rất lâu, người ta đã nhất trí gán ghép cho người dân xã Cổ Nhuế cái nghề ít thiện cảm này. Chỉ đến khi tìm về xã Cổ Nhuế, tận mắt thấy những đổi thay, nghe được những thông tin, tôi mới hiểu: Cổ Nhuế đã bị oan!

Nghề may mới là nghề truyền thống

Về nỗi oan kia, ông Chu Văn Đoàn, chủ tịch Hội nghề may xã Cổ Nhuế lý giải: “Đi phân là nghề đặc thù của nhà nông. Không chỉ ở Cổ Nhuế chúng tôi, mà hầu như các xã ngoại thành đều có đội ngũ này. Cổ Nhuế không có người đi chuyên nghiệp mà chỉ tranh thủ lúc nông nhàn. Có thể, địa bàn Cổ Nhuế giáp ranh với nhiều xã, người ta cứ gán thế cho tiện”. Thật ra, nếu chỉ là một công việc nặng nhọc bình thường thì chẳng có gì đáng nói. Nhưng cái sự không bình thường ở đây chính là ở chỗ ấy. Thế là, xã Cổ Nhuế lại mang danh là khai sinh ra nghề "hai sọt một gầu" và vì thế, đã có không ít người tìm đến Cổ Nhuế với hy vọng được nhìn thấy đền thờ Thành Hoàng làng chuyên nghề đi phân cho thoả nỗi hiếu kỳ. Trong khi đó, người ta lại hoàn toàn không được biết rằng, nghề may mới là nghề truyền thống của xã Cổ Nhuế.

Cây kim, sợi chỉ trở thành nguồn thu nhập với Cổ Nhuế dễ cũng phải hơn trăm năm. Người Cổ Nhuế hay nhắc đến ba ông cụ họ Nghiêm đã khai sinh ra nghề bằng tiệm may quần áo nhỏ, may bằng tay, chứ không có máy móc như bây giờ. Nhiều chị em phụ nữ trong xã, cả cánh nam giới nữa, nếu có nguyện vọng, đều được truyền nghề. Nghề may phát triển rộng ở Cổ Nhuế những năm thực dân Pháp chiếm đóng. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, những nghệ nhân hàng đầu của Cổ Nhuế tham gia vào xưởng may quân nhu cho bộ đội trên Thái Nguyên. Người Cổ Nhuế hôm nay còn lưu truyền với nhau kỷ niệm của một nghệ nhân trong làng đã vinh dự được may biếu Bác Hồ một bộ quần áo…

Đất nước thống nhất, cơ chế bao cấp là tiền đề cho may Cổ Nhuế tạo được tiếng tăm. Ba hợp tác xã may với hơn 1.000 xã viên làm không hết việc. Đến khi cơ chế chuyển đổi, khi các mối hàng vốn trông vào đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước không còn nữa, bởi chính các doanh nghiệp ấy cũng gặp khó khăn. Cổ Nhuế khủng hoảng. Nhuệ Giang, Xuân Hà, Tự Cường lần lượt giải thể, phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Mãi đến năm 1989, nghề may của Cổ Nhuế mới có dịp phục hồi, nhờ những đúc kết sau cú sốc ghê gớm kia và cả chút nhanh nhạy nắm bắt thị trường.

Cổ Nhuế hồi sinh. Những chiếc máy khâu tuổi đời đã mấy chục năm được trưng dụng lại. 3.000 lao động là con số bây giờ nhắc lại nhiều người vẫn thèm. Ông Đoàn nhớ lại: "Hàng xuất được nhiều với số lượng lớn khiến chúng tôi sinh ẩu. Mẫu mã chẳng chịu thay đổi. Thế là khi các nước Đông Âu tan rã, sản phẩm của Cổ Nhuế lập tức bị quay lưng. áo gió, tơ tằm, xoa, cốt tông… ê chề chẳng ai đoái hoài tới. May sao lúc ấy, thị trường nội địa mở rộng cánh cửa". Sau mấy phen hú vía, Cổ Nhuế đã coi trọng khâu thăm dò thị trường. Chất lượng sản phẩm luôn đi kèm với thị hiếu người tiêu dùng. Những mô hình công ty đầu tiên đã ra đời.


Về Đầu Trang Go down
luongthegiang

luongthegiang

Thành viên V.I.P

Tổng số bài gửi : 261
Điểm : 371
Được cảm ơn : 31
Ngày tham gia : 15/09/2010

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeSat Aug 06, 2011 11:31 am Bài viết số 14

ngày trước ở Cổ Nhuế, người ta may nhiều quá nên điện hay bị sụt, cắm nồi cơm còn phải cắm từ sớm
Về Đầu Trang Go down
nguyenhuuphat_tv53

nguyenhuuphat_tv53

Điều hành diễn đàn

Huy chương : Cổ nhuế- Quê tôi Medal112
Tổng số bài gửi : 194
Điểm : 239
Được cảm ơn : 6
Ngày tham gia : 31/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : ĐH Mỏ Địa Chất

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeSat Aug 06, 2011 9:56 pm Bài viết số 15

Giờ thì cổ nhuế mưa cái là như con sông,hix.Nhớ năm đầu đi học(2008)mưa ngập Hà Nội,chỗ mình thuê trọ cao không bị làm sao,nhưng chỗ thằng bạn thân thì thấp nước vào trong nhà,máy còn bị rột nữa chứ,ngoài đường cổ nhuế nước ngập đến bẹn,ko xe máy nào đi được.Sắp vào học thương thằng bạn,mình đạp xe ra tận nơi đón nó,vượt một quãng đường dài với chiếc bánh xe đạp bị ngâm gần hết dưới nước,đến lớp thì cô cho nghỉ,thế mới khổ.hai đứa ướt như chuột lội.Nghĩ lại thấy hay.kỉ niệm đầu tiên khi đi học đại học ở CỔ NHUẾ CITY Cười vui vẻ Cười vui vẻ
Về Đầu Trang Go down
fat_Mouse

fat_Mouse

Điều hành diễn đàn

Huy chương : Cổ nhuế- Quê tôi Huychu10Cổ nhuế- Quê tôi Medal111
Tổng số bài gửi : 550
Điểm : 866
Được cảm ơn : 34
Ngày tham gia : 24/11/2010

Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitimeSun Aug 07, 2011 4:23 pm Bài viết số 16

1. Ko phải chỗ nào Cổ Nhuế cũng là Sông và ko chỉ có Cổ Nhuế là sông trong cái Thủ đô xầm uất này!
2. Cổ nhuế bây giờ cũng khác xưa nhiều
Nhà trọ bấy giờ cũng ít người xây cấp 4 như xưa, toàn chồng 2-3 tầng thậm chí 5 tầng!
Ra đường ít khi gặp người quen vì người lạ đông quá!
Cổ Nhuế chỉ như xưa khi tết đến mà thôi!
lúc đó đi ra đường ko bị tắc, gặp ai cũng chào (tất nhiên rồi)
Nhưng đó là tất yếu của cuộc sống khi mà việc cho thuê nhà hiện nay phổ biến và dễ kiếm tiền hơn nhiều so với nghề may trước kia.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Cổ nhuế- Quê tôi Empty
Bài gửi Cổ nhuế- Quê tôi EmptyRe: Cổ nhuế- Quê tôi   Cổ nhuế- Quê tôi I_icon_minitime Bài viết số 17

Về Đầu Trang Go down
 

Cổ nhuế- Quê tôi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: PHÒNG KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG :: Đọc và cùng cảm nhận-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Mon May 20, 2024 6:08 am.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất