Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Empty
Bài gửi Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! EmptyNgày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day!   Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! I_icon_minitimeWed Aug 10, 2011 1:59 pm Bài viết số 1

Giới thiệu về"Ngày Da cam - Orange Day"10-8-2009
Nguồn: nhandan.com.vn

Ngày 6-8-2004, tại Công văn số 5770/CV-VPTW, Văn phòng Trung ương Ðảng thông báo Ban Bí thư đồng ý lấy ngày 10-8 hằng năm là"Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam".
Từ năm 2004 đến nay, sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân cả nước ta và bạn bè quốc tế đối với nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin (CÐDC/D) Việt Nam diễn ra thường xuyên, đặc biệt trong"Ngày vì nạn nhân CÐDC Việt Nam"10-8, trong các dịp lễ, Tết... Nhiều đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước tham dự các cuộc gặp mặt nạn nhân, thăm hỏi các gia đình và trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân CÐDC.

Tiến tới "Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam"

10-8-2009, Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam phối hợp với Ban Truyền hình Ðối ngoại, Tạp chí Truyền hình (Ðài Truyền hình Việt Nam), Công ty Ðiện toán - Truyền số liệu (Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam) và Công ty Văn hóa - Thông tin Thăng Long (Tập đoàn đầu tư Thăng Long) tổ chức "Ngày da cam - Orange Day" nhằm tiếp tục cất cao tiếng nói công lý, ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam.

Ðây là lần đầu tiên tổ chức sự kiện"Ngày da cam - Orange Day" với hy vọng sự kiện này từ nay về sau sẽ được tổ chức hằng năm để có điều kiện chăm sóc, giúp đỡ tốt hơn đời sống các nạn nhân, đồng thời ủng hộ các nạn nhân trong cuộc đấu tranh đòi công lý, đòi phía Mỹ phải có trách nhiệm trong việc khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.

Hoạt động trọng tâm của"Ngày da cam - Orange Day"2009 gồm:

- Kênh Truyền hình VTV4 của Ðài THVN từ 0 giờ đến 24 giờ ngày 10-8-2009 phát sóng các tin, phóng sự, chuyên đề, phỏng vấn, phim tài liệu, phim khoa học, giao lưu, tọa đàm... về chất độc da cam. Các tác phẩm được phát sóng trong ngày này đều là các tác phẩm điện ảnh, truyền hình đặc sắc của các tác giả trong và ngoài nước đã giành nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế. Có thể kể tới các phim tài liệu Chất độc da cam - Lời cầu nguyện riêng tư của nữ đạo diễn Nhật Bản Sa-ka-ta Ma-sa-kô và đạo diễn Biu Ma-ga-lốt; Những nẻo đường công lý của đạo diễn Lại Văn Sinh; Câu chuyện từ một góc công viên của đạo diễn Trần Văn Thủy...

Chủ đề xuyên suốt của chủ đề này là Hãy tiếp sức trên cơ sở đồng thuận và hợp tác của hệ thống hàng chục đài truyền hình địa phương trong cả nước, của khoảng 15 kênh truyền hình quốc tế với vai trò điều phối trung tâm của kênh VTV4.

- Ðêm giao lưu nghệ thuật"Công lý và Trái tim"với hình tượng thể hiện chính là"Những lá thư đòi công lý", sẽ được tổ chức truyền hình, trực tiếp phát sóng trên kênh VTV1 và VTV4 tối ngày 8 (hoặc 9-8-2009 tại Nhà hát Lớn (hoặc Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị) Hà Nội.

- Công ty Ðiện toán - Truyền số liệu tổ chức"Nhắn tin từ thiện"(bằng cách nhắn tin izvava gửi 8788) để quyên góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.

- Các tỉnh/thành hội đề nghị cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành địa phương và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam bằng nhiều hình thức (thư động viên, quyên góp tiền, xổ số, đá bóng, giao lưu văn nghệ, tổ chức gặp mặt, thăm hỏi và tặng quà...).

"Ngày da cam - Orange Day"cũng là sự kiện khởi đầu cho Cuộc vận động quyên góp 60 tỷ đồng nhằm giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam: xây dựng 55 trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng bán trú cho trẻ em nạn nhân (500 triệu đồng/nhà), 550 nhà tình thương (50 triệu đồng/nhà), cấp 1.100 suất học bổng (3 triệu đồng/suất), tạo 1.100 việc làm (5 triệu đồng/suất)...

Nhân sự kiện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam kêu gọi các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước nêu cao tinh thần"Thương người như thể thương thân","Ðền ơn đáp nghĩa", ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam bằng những hành động thiết thực nhất.

Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Empty
Bài gửi Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! EmptyRe: Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day!   Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! I_icon_minitimeWed Aug 10, 2011 2:02 pm Bài viết số 2

“Cậu bé da cam” và kỳ tích vượt qua lời nguyền luật tục
Nguồn: Dân Trí
Vừa sinh ra, Nay Đ’Roeng đã không có bàn tay và thiếu đôi chân, theo tục lệ thì phải bị chôn sống. Nhưng số phận đã không để Đ’Roeng chết, mà em còn sống như một kỳ tích giữa bản làng của người đồng bào J’rai.
Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! DreongKrong-Pa10_7aa81
Cậu bé Nay Đ’Roeng trong lớp học. Không có ngón tay, Đ’Roeng cặp bút giữa 2 cùi tay để viết.
Chiến đấu chống lại tục lệ “Nar tui mih”

“Con chim con sống phải có chim mẹ, con chim non yếu thì về với Atâu (tổ tiên, ông bà). Nếu không, Yàng (trời) sẽ phạt!”, Kbôr Yoang, cha Nay Đ’Roeng, buôn Ji A, xã Krông Năng, Krông Pa, Gia Lai nói về tục lệ “Nar tui mih” (con theo mẹ) nhiều đời nay của người J’rai.

Những năm 1972, Kbôr Yoang và Nay H’Đril tham gia cách mạng, cả 2 đều làm du kích ở căn cứ E Réh, huyện Krông Pa. Đây cũng là khu căn cứ bị Mỹ dùng máy bay thả chất độc màu da cam dioxin xuống vùng này, trong đó có dòng suối Ia H’Đreh, nơi Kbôr Yoang vẫn thường men theo đi làm nhiệm vụ, và cũng là nơi cung cấp nước uống mỗi khi Kbôr Yoang khát.

Sau khi đất nước giải phóng, Kbôr Yoang về làm cán bộ xã Krông Năng, đến năm 1990 thì xin nghỉ, ở nhà làm rẫy cùng người vợ, người đồng đội từ thời du kích là bà Nay H’Đril. Đó cũng là thời gian đầu tiên họ hạnh phúc được lên chức cha, mẹ. Nhưng vào giữa năm 1990, khi H’Đril sinh hạ đứa con đầu lòng, đứa trẻ sinh ra chỉ có duy nhất một cái đầu đỏ hỏn như cục thịt.

Nỗi đau của họ như vết thương đã lở loét bị xát thêm muối khi già làng đến bảo đứa bé phải bị đem chôn xuống đất để nó về với Atâu. Đau đớn, nhưng sợ tục lệ của dân làng, họ cũng đành tuân theo.

Gần hai mùa rẫy sau, vợ chồng Kbôr Yoang lại đón thêm một sinh linh nữa. Đứa trẻ ra đời vẫn bú sữa mẹ, nhưng đôi mắt lại bị lồi hẳn ra ngoài như con ốc, chân tay có màng như con vịt. Theo tục lệ nar tui mih, cả buôn Ji A kéo đến đòi phải mang đứa trẻ chôn xuống đất.

Quá thương con, Kbôr Yoang đã dũng cảm chống lại tục lệ và dân làng: “Kbôr Yoang đã đau một lần rồi! Bây giờ Yàng phạt cũng mặc. Atâu trách cũng chịu. Tôi không thể mất con lần nữa, gia đình Kbôr Yoang thà bị dân làng phạt lợn, phạt bò mấy ngày cũng được…”, vậy là Kbôr Yoang đã giữ lại được mạng sống cho con và đặt tên H’Đốt.

Năm 1994, H’Đril lại sinh thêm một đứa con nữa trên rẫy. Đau đớn thay khi đứa trẻ sinh ra không có bàn tay, cũng chẳng có bàn chân, cả thân cứ co quắp lại. Cũng như mọi lần, người dân trong làng lại kéo đến đòi chôn đứa bé để về với Atâu. Lúc này, Kbôr Yoang mới thấm thía nỗi đau của đứa bé khi sinh ra trên đời này “để nó sống thì tội nó quá”. Nghĩ vậy, người bố khổ đau đành buông xuôi theo tục lệ. Nhưng khi cái hố đã hoàn thành, đứa bé đã dựa mình xuống lòng đất, chiếc khăn thổ cẩm đã phủ kín toàn cơ thể, thì thằng bé khóc thét dữ dội.

Không kìm lòng, Kbôr Yoang đã nhảy xuống hố, bế đứa bé mang về, lấy vỏ nứa cắt rốn và tắm rửa sạch sẽ, rồi mang vào chỗ người vợ đang héo hon vì nỗi đau mất con. Đứa bé khát sữa liền bú no căng, không còn khóc. Còn Kbôr Yoang mừng rỡ đặt tên con là Nay Đ’roeng, và không quên chuẩn bị heo, bò… để nộp phạt cho dân làng.

Nay Đ’Roeng gian khổ đi học cái chữ

Chịu sự bất hạnh khi cơ thể khiếm khuyết, suốt thời thơ ấu, Nay Đ’Roeng chỉ quanh quẩn trong nhà sàn. Khi cha mẹ lên rẫy, mình Nay Đ’Roeng ở nhà vừa chăm sóc bản thân, vừa trông nom lợn, gà. Bỗng một hôm, cậu bé lăn mình đến nơi bố đang ngồi nghỉ nói “Ama (bố) ơi cho con đi học!”. Trước lời đề nghị của đứa con tội nghiệp, Kbôr Yoang lặng người ngạc nhiên, đến đứa trẻ bình thường trong làng nó còn không thích đến trường. Suy nghĩ một hồi rồi ông đáp: “Ừ, ama sẽ cho con đi học! Nhưng con có theo được cái chữ không? Để biết được cái chữ khó lắm đấy!”. Nay Đ’Roeng khẳng định: “Ama đừng lo, con sẽ đi học được!”.

Trong tâm trạng vừa mừng vừa lo, mừng vì Đ’Roeng tuy khiếm khuyết tay chân, nhưng cái đầu thì lại thông minh biết nghĩ, còn lo vì thằng bé không có ngón tay, cũng chẳng có bàn chân thì học bằng cách nào?

Nhưng vì tình thương vô bờ bến với đứa con trai, Kbôr Yoang vẫn chuẩn bị sách vở và cõng cậu bé đến Trường tiểu học Krông Năng nhờ các thầy cô giáo dạy chữ. Ngày đầu tiên đến lớp, được xếp ngay vào ghế đầu của lớp 1, cậu học trò Nay Đ’Roeng trở thành tâm điểm chú ý của mọi người như một “vật thể lạ ngoài hành tinh”! Nhưng rồi, với tình yêu cái chữ vô bờ bến, cậu học trò Nay Đ’Roeng đã dần làm quen cùng bạn bè trong lớp học.

Cuộc sống của Đ’Roeng thay đổi từ đó. Không có ngón tay, Đ’Roeng cặp bút giữa 2 cùi tay chăm chỉ tập viết. Không có bàn chân để chạy nhảy, vui đùa, Đ’Roeng dám trườn cả thân mình trên con đường đất đồi dốc để đến lớp. Chính ý chí và nghị lực phi thường ấy đã khiến tâm hồn cậu bé đồng bào J’rai thêm vững tin vào cuộc sống.

Vượt qua hoàn cảnh khó khăn về thể xác lẫn tinh thần khi là một trong hàng vạn nạn nhân bị ảnh hường chất độc màu da cam dioxin do đế quốc xâm lược gây ra, cậu bé Nay Đ’Roeng đã và đang cố gắng thay đổi cuộc sống của mình từ những ngày đầu tiên đi học. Kbôr Yoang vui mừng: “Khi chưa đi học, Nay Đ’Roeng chỉ quanh quẩn ở chân cầu thang, rất ngại tiếp xúc với mọi người. Thế nhưng bây giờ Nay Đ’Roeng đã có nhiều bạn bè và quan trọng hơn, nó còn biết viết, biết đọc cái chữ, biết làm phép tính nữa!”.

Các thầy cô giáo Trường Tiểu học Krông Năng, nơi cậu học trò giàu nghị lực Nay Đ’Roeng bắt đầu gieo ước mơ của mình không giấu niềm tự hào về cậu học trò phi thường của mình: Với lực học khá, chăm ngoan, năm học nào Nay Đ’Roeng cũng nhận được giấy khen của nhà trường. Mặc dù bị tật nguyền nhưng Nay Đ’Roeng sống rất hòa đồng với bạn bè và đặc biệt là học rất giỏi 2 môn Toán và Vẽ.

Và đến bây giờ, ngày ngày trên con đường đến trường đầy nắng, gió, mưa và bụi, đá lởm chởm, Nay Đ’Roeng vẫn một quăng mình như con sâu đo trên quãng đường vài cây số để đến trường. Và đầu năm học này, Nay Đ’Reong cũng chuẩn bị lên lớp 7, trường Dân tộc nội trú huyện Krông Pa, với bao niềm tự hào. Em chính là tấm gương sáng vượt lên số phận, vượt qua lời nguyền luật tục của đồng bào J’rai.

Thiên Thư
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Empty
Bài gửi Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! EmptyRe: Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day!   Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! I_icon_minitimeWed Aug 10, 2011 2:13 pm Bài viết số 3

Đêm qua nghe bài hát này thật cảm động.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Empty
Bài gửi Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! EmptyRe: Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day!   Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! I_icon_minitimeWed Aug 10, 2011 2:14 pm Bài viết số 4



Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Với hơn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân của 80 triệu lit chất độc hóa học, 61% là chất da cam chứa 366 kg dioxin mà đế quốc Mỹ đã phun rải ở Việt Nam từ năm 1961 đến 1971 đã gây nên một thảm họa da cam chưa từng có trong lịch sử loài người. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với cái chết, hàng trăm nghìn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh bởi chất độc da cam.

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Dacam-1

"Nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất trong những người đau khổ".

Đó là lời kết luận được viết bởi giáo sư J.M. Stellman - Trường đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ, tạp chí Nature số 422, 17/4/2003. Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách, biện pháp tích cực để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất và dài ngày nhất trong lịch sử loài người.

Cùng với đó, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, với trách nhiệm lương tâm và tình người đã nhiệt tình giúp đỡ các nạn nhân và gia đình cả về vật chất và tinh thần, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.



50 ngày nhắn tin chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Dacam-2

Thực hiện thông báo số 409 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam (10/08/1961-10/08/2011), ngày 24/2, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam, dioxin Việt Nam (VAVA) phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia (1400), thuộc Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức họp báo về Chương trình 50 ngày nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”.

- Nội dung chương trình:
+/ Nhắn tin ủng hộ theo cú pháp DACAM gửi 1409.
+/ Ủng hộ qua ví điện tử trên cộng đồng mạng internet.

- Thời gian:
+/ Đợt 1: từ 22/02/2011 đến 12/04/2011 (50 ngày nhắn tin vì nạn nhân da cam).
+/ Đợt 2: từ 13/04/2011 đến 10/08/2011 (kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở VN).

Chương trình 50 ngày nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” được triển khai theo hai đợt nhằm kêu gọi cộng đồng trong nước và ngoài
nước chung tay góp sức, chia sẻ với những khó khăn về vật chất mà hơn 3 triệu nạn nhân da cam Việt Nam đang phải gánh chịu.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam, dioxin cho biết: Chỉ cần nhắn tin ủng hộ theo cú pháp DACAM gửi 1409, với mỗi tin nhắn là đã có thể ủng hộ 18.000 đồng cho nạn nhân da cam hoặc gửi bằng thẻ tín dụng các ngân hàng hay ủng hộ qua website: noidaudacam.net. Sau khi kết thúc 50 ngày nhắn tin, toàn bộ số tiền ủng hộ sẽ được dành để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, tạo điều kiện để các nạn nhân có điều kiện và cơ hội học tập, làm việc vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nói: “Chúng tôi xây dựng những trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc phục hồi chức năng cho nạn nhân. ủng hộ cho nạn nhân làm nhà rồi giúp cho gia đình nạn nhân có những con em đi học thì cấp học bổng và tìm việc làm cho các em”.

Sau 50 năm thảm hoạ da cam (10/08/1961-10/08/2011) do quân đội Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam, đến nay hậu quả để lại không chỉ khiến nhiều người phải gánh chịu nỗi đau về thể xác và tâm hồn, trong đó hàng trăm nghìn nạn nhân chết vì những dị tật, nhiều trẻ em ra đời phải mang theo mình những dị dạng bẩm sinh… mà còn đe doạ sự phát triển bền vững về nguồn nhân lực quốc gia.

Từ khi được thành lập năm 2004 đến nay, Hội nạn nhân chất độc da cam, dioxin Việt Nam tiếp tục là địa chỉ có nhiều việc làm thiết thực, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân về vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích của các nạn nhân.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
hunghsmn

hunghsmn

Quản lý diễn đàn

Tổng số bài gửi : 42
Điểm : 65
Được cảm ơn : 7
Ngày tham gia : 10/11/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : không

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Empty
Bài gửi Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! EmptyKể thêm về chất độc da cam   Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! I_icon_minitimeThu Aug 11, 2011 10:08 am Bài viết số 5

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Maybay
Ảnh sưu tầm minh họa
Chất độc da cam mà Mỹ đã rải xuống miền Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược đã gây nhiều hậu quả nguy hại lâu dài đến con người và môi trường . Các phương tiện thông tin đại chúng đã nói đến nhiều. Mình cũng là một người từng bị chúng rải trên đầu không biết bao nhiêu lần, nên mình xin viết lại những gì mình đã biết về chất độc da cam.

Ngay từ khi mới lên chiến khu ,nghe nói Mỹ sắp rải chất độc hoá học mình cũng sợ. Mình đã được cơ quan phổ biến cách chuẩn bị khẩu trang để phòng chất độc hoá học. Đó là khẩu trang được may 2 lớp, ở giữa lót than củi. Nhưng có lẽ vì lười hay chủ quan nên chẳng mấy người chuẩn bị, mình cũng không có.

Chỉ 2 tháng sau khi cơ quan phổ biến, thì mình được hứng luôn một trận mưa phùn ... chất độc hoá học trên đầu. Trận đầu chưa biết nên cũng sợ, mọi người dùng khăn bịt mũi rồi chạy ngược chiều gió . Chỉ chừng 30 phút sau cái mùi tanh tanh, khét khét đậm đặc tan dần (mùi đậm đặc tan, nhưng mùi thoang thoảng từ trong lá cây, trong đất thì vẫn ... được ngửi quanh năm). Sau khi nó rải xong, quần áo vẫn còn ẩm ước chất độc, nhưng mọi người đều thấy không có gì đáng sợ cả, chỉ lo cho rẫy sắn hư không có cái ăn. Mình cùng với các cô các chú ra chặt hết đọt sắn để giảm ảnh hưởng của chất độc thấm từ lá xuống củ. Rẫy sắn đó rồi sau cũng ăn được, nhưng củ bị sượng, không còn ngon nữa.

Các bạn biết không, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ở chiến trường miền Nam hai món ăn chiến lược đã góp phần làm nên chiến thắng đó là củ sắn ( thường gọi củ mì) và rau tàu bay ( hay còn gọi rau cải trời). Qua trận đầu rồi, về sau chúng rải nhiều lắm nhưng không còn ai sợ nữa ,vì chất độc đó không giết chết hay làm bị thương ai cả, còn nguy hại về sau thì bây giờ mới biết. Tuy vậy chúng cũng gây khó khăn cho ta về thức ăn, nhất là rau rừng bị cháy hết, rất khó kiếm. Nhưng khó thôi chứ không phải là không còn, vì chúng làm sao đốt cháy hết cả dãy Trường Sơn. Với kiến thức bây giờ nghĩ lại thức ăn ngày đó thật là nguy hiểm , nhưng hồi đó đâu biết, mà có biết chắc cũng phải ăn. Chất độc hoá học không làm gì mình được nhưng hậu quả con mình lãnh. Đây chính là điều phi lý nhất, là tội ác mà mà bây giờ kẻ gieo gió đang phải gặt lấy bão, đang bị cả 5 châu lên án.

Theo quan điểm của mình, trong cuộc chiến người ta có thể dùng bất cứ thủ đoạn gì để loại khỏi vòng chiến những chiến binh của đối phương, giành thắng lợi cho mình, nhưng không được làm hại người vô tội. Chất độc da cam thì ngược lại, hiệu quả đối với Mỹ trong cuộc chiến là không bao nhiêu, nhưng lại làm hại cho nhiều thế hệ vô tội về sau. Hao tiền tốn của sản xuất ra cái thứ không giúp được gì cho chúng trong chiến tranh, đến bây giờ còn bị 5 châu lên án. Hết dội bom nguyên tử xuống Nhật bản, lại dội chất độc da cam xuống Việt nam, và mới đây còn sử dụng uranium nghèo trong bom đạn trong cuộc chiến tranh xâm lược Iraq cũng đã để lại thảm khốc trên cơ thể những đứa trẻ mới sinh sau chiến tranh, đến nỗi cái chính phủ bù nhìn do Mỹ dựng lên đó cũng phải lên tiếng. Chỉ có Mỹ mới dám làm những điều này mà không biết run tay.
* *
*

Mình cũng là một trong hàng triệu người bị chúng rải chất độc da cam trên đầu. Trong hơn 4 năm ở chiến khu năm nào mình cũng bị chúng rải trên đầu vài lần. Ngửi mãi cái mùi tanh tanh khét khét này rồi cũng quen, gần như là ngửi quanh năm chứ không phải chỉ lúc chúng rải đâu. Nhân có bài báo này và kỷ niệm 50 năm ngày thảm họa da cam ở Việt Nam mình muốn nói thêm những điều phi lý nhất:

- Trong chiến tranh, mình chấp nhận mọi thủ đoạn của chúng dù là những thủ đoạn đê hèn nhất để tiêu diệt đối phương nhưng không được làm hại người vô tội. Nhưng chất độc da cam thì ngược lại, không làm gì được mình cũng chẳng giết chết hay làm bị thương ai đang đánh nhau với chúng, nhưng hậu quả thì các thế hệ sau gánh chịu. Thế hệ sau có tội gì ? Các đời tổng thống Mỹ và các quan chức Mỹ có ai trả lời dùm câu hỏi này không?

- Chúng muốn đốt cháy cả dãy Trường Sơn để Cộng Sản không còn chỗ trú ư? Thật là thiển cận, rừng Trường Sơn mà chúng đòi đốt cháy hết được ư ? Chúng còn chưa đốt hết chỗ kia thì chỗ nọ đã đâm chồi mới. Còn nữa, Cộng sản trú đâu phải chỉ trong rừng mà còn trú dưới lòng đất nữa, Củ Chi ở ngay bên cạnh Sài Gòn đó là một điển hình. Điều quan trọng nhất có lẽ bây giờ chúng cũng đã biết chỗ trú quan trọng nhất của Cộng Sản chính là trong lòng dân.

- Ngày nay các phương tiện thông tin đại chúng và các nhà khoa học đều hô hào bảo vệ môi trường. Vậy có ai trả lời dùm Chất độc da cam sẽ còn gây tác hại bao nhiêu năm nữa đối với môi trường ở Việt Nam ? Và những kẻ gây hậu quả với môi trường phải chịu trách nhiệm như thế nào?

- Điều cuối cùng trong bài viết này mình muốn hỏi Chính Phủ Mỹ: Những người mang chất độc đi rải , bây giờ bị nhiễm độc thì được bồi thường, còn những người bị rải chất độc trên đầu thì không được bồi thường là cái lý gì vậy ? Phải chăng đây là đạo đức, là lương tâm kiểu Mỹ ?

Dùng mọi thủ đoạn hèn hạ nhất, cuối cùng vẫn thất bại, bây giờ vẫn trốn tránh trách nhiệm.

* *
*

Nhân tiện mình nói thêm: có một câu trong bài hát trên đây: " Chất độc da cam năm xưa dã giết chết mẹ tôi trong một trận càn". Bài hát rất hay nhưng câu này không đúng, có thể là do nhạc sỹ không tìm hiểu kỹ khi viết.
- Thứ nhất: chúng không rải chất độc trong khi chúng đi càn.
- Thứ hai: Chất độc đó không giết chết ai lúc đó hết. Hàng chục năm sau mới thấy hậu quả, mà hậu quả đối với thế hệ sau nặng hơn người trực tiếp rất nhiều. Đây chính là điều phi lý nhất, là tội ác "trời không dung đất không tha"
Về Đầu Trang Go down
http://www.trekhuyettat.org
fat_Mouse

fat_Mouse

Điều hành diễn đàn

Huy chương : Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Huychu10Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Medal111
Tổng số bài gửi : 550
Điểm : 866
Được cảm ơn : 34
Ngày tham gia : 24/11/2010

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Empty
Bài gửi Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! EmptyRe: Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day!   Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! I_icon_minitimeThu Aug 11, 2011 10:25 am Bài viết số 6

Chia sẻ với chú!
chú của cháu là lính đặc công, cũng bị nhiễm chất độc đó!
giờ thì đứa thứ 2 nhà chú ấy bị đao.
nhưng may là đứa thú 3 lại bình thường
cũng là may hơn nhiều so với các đồng đội khác
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! Empty
Bài gửi Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! EmptyRe: Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day!   Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day! I_icon_minitime Bài viết số 7

Về Đầu Trang Go down
 

Ngày Da Cam Việt Nam - Viet Nam Orange Day!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: PHÒNG KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG :: Đọc và cùng cảm nhận-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Mon May 20, 2024 7:24 am.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất