Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Xóa tư tưởng bao cấp trong Luật Tài nguyên nước

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Xóa tư tưởng bao cấp trong Luật Tài nguyên nước Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Xóa tư tưởng bao cấp trong Luật Tài nguyên nước Empty
Bài gửi Xóa tư tưởng bao cấp trong Luật Tài nguyên nước EmptyXóa tư tưởng bao cấp trong Luật Tài nguyên nước   Xóa tư tưởng bao cấp trong Luật Tài nguyên nước I_icon_minitimeThu May 31, 2012 11:43 am Bài viết số 1

Xóa tư tưởng bao cấp trong Luật Tài nguyên nước
(Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước)

Thực tế đòi hỏi sửa đổi luật về nước kỳ này cần thay đổi phương thức quản lý để tạo ra thứ kinh tế sinh lợi, phòng chống kinh tế đặc lợi từ nước.
1/ Liên quan đến tài nguyên nước hiện đã nổi bật hai loại nguy cơ:
a/ Nguy cơ do khai thác, sử dụng nước bừa bãi, vô trách nhiệm:
- Khai thác nước để làm thủy điện hiện đang là nỗi lo lắng của dân cư nhiều địa phương. “Theo báo cáo của Sở Công thương Lâm Đồng, đợt kiểm tra gần đây nhất đã phát hiện hầu hết dự án thủy điện trên địa bàn không tuân thủ đúng các quy định hiện hành về thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, thiết kế thi công, quản lý chất lượng xây dựng công trình và bảo vệ môi trường. Nhiều dự án chưa được phê duyệt bản vẽ thiết kế kỹ thuật nhưng vẫn xúc tiến thi công” (Tuổi trẻ online, 4/2012). Vết nứt ở đập Thủy điện Sơn La, Thủy điện Sông Tranh 2... Nguy cơ vỡ đập treo trên đầu cộng đồng dân nhiều địa phương. Chưa nói đến việc xây đập thủy điện tràn lan dẫn đến biến đổi môi trường sinh thái do phá rừng, thay đổi dòng chảy, lụt lội...
- Chất thải công nghiệp đổ vào các sông ngòi khiến hầu hết đều ô nhiễm với các mức độ khác nhau: Những người dân sống bên các dòng sông ô nhiễm vừa bị cạn kiệt nguồn khai thác để sinh sống, vừa chịu ô nhiễm hàng ngày từ các chất thải công nghiệp đổ vào sông, hồ. Dân thành phố cũng bắt đầu phải đối mặt với nguồn nước bị ô nhiễm do nước ngầm bị bẩn, do hệ thống cấp nước không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Cây trồng, vật nuôi đều nhiễm bẩn. Bệnh tật xuất hiện cùng với nhiều bệnh lạ, bệnh viện quá tải..
- Nguy cơ nước khan hiếm do nhu cầu sử dụng tăng trong quá trình phát triển KT-XH, rừng đầu nguồn bị chặt phá, hệ thống cấp nước tưới tiêu, nước sinh hoạt bị rò rỉ… Nước trong thực tế đã là hàng hóa. Người ta mua và bán nước.
b/ Nguy cơ do phương thức quản lý lạc hậu trước sự xâm nhập của thị trường nước:
- Người ta khai thác nước làm thủy điện để bán, nhưng nhà nước lại bỏ qua việc đánh thuế nguồn tài nguyên này.
- Nhà nước vẫn nghĩ thay, làm thay cho người dân qua cách thức bao cấp hệ thống nước tưới tiêu cho nông nghiệp, cho sinh hoạt… trong khi đầu tư công kém hiệu quả. Tuy các tổ chức dịch vụ công đã được tách khỏi tổ chức hành chính và được tăng phí nhưng do hoạt động không phải cạnh tranh khiến đầu tư công kém hiệu quả và phí dân đóng cũng ngày một tăng.
Thực tế cũng cho thấy, nơi nào cộng đồng dân cư được tham gia vào hoạt động quản lý nguồn nước ở địa phương mình, tình hình sẽ được cải thiện đáng kể.
Kể từ Đại hội Đảng VI đến nay, người dân đã được trải nghiệm, đã thấm thía nhiều bài học của quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế. Báo cáo Phát triển Việt nam 2007: “Hướng đến tầm cao mới” của Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ cho Việt Nam khi phân tích kế hoạch phát triển KT-XH 2006-2010 đã cảnh báo một số thách thức trong đó có nguy cơ về sự hối tiếc khi “lựa chọn việc hy sinh không khí trong sạch, nước sạch và đa dạng sinh học để đổi lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn”. Liệu sự đánh đổi này có kéo dài được mãi?
2/ Thực tế đòi hỏi sửa đổi luật về nước kỳ này cần thay đổi phương thức quản lý để tạo ra thứ kinh tế sinh lợi, phòng chống kinh tế đặc lợi từ nước:
a/ Quản lý nước cần được nhìn nhận là quản lý một thứ hàng hóa đặc biệt để bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên này trong nền kinh tế thị trường. Do đó cần:
* Đánh thuế các hoạt động khai thác nguồn nước.
* Mặc dù, loại tổ chức dịch vụ công đã tách khỏi tổ chức hành chính và cho phép thu phí. Song hiện nay do quản lý yếu kém, không phải cạnh tranh nên phí tăng cao và nhà nước vẫn phải đầu tư theo kiểu xin - cho. Vì vậy, cần đặt các doanh nghiệp công về nước hoạt động trong sự cạnh tranh. Các lĩnh vực, các khu vực dân cư cần sự can thiệp của nhà nước sẽ thay bằng chính sách trợ giá nước.
* Có chế tài xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước của các tổ chức và cá nhân khai thác và sử dụng nước.
* Tình trạng thờ ơ, buông lỏng quản lý nguồn nước hiện phổ biến ở các địa phương. Cần có chế tài đối với cơ quan hành chính các cấp khi không hoàn thành trách nhiệm quản lý nguồn nước theo thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng. Yêu cầu này trong bản dự thảo mới chỉ được thể hiện bằng một câu rất chung chung: "Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương".
Trách nhiệm phải gắn với xử phạt. Áp dụng chế tài xử phạt không chỉ đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm mà cần áp dụng cả với hành vi bao che, buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp làm phương hại đến quyền lợi của cộng đồng dân cư. Chẳng hạn, cần có các quy định cụ thể trách nhiệm của chính quyền như: khi tiếp nhận các phát hiện của cộng đồng về ô nhiễm nguồn nước, về các hành vi xâm hại nguồn nước trên địa bàn; khi để xảy ra hậu quả do buông lỏng quản lý.
b/ Quản lý hàng hóa đặc biệt này Nhà nước cần khẳng định bảo hộ:
* Quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Dự thảo thể hiện tư duy nhà nước bao cấp khá nặng toát lên qua các chương, mục của đạo luật. Ví dụ: Nước là tài nguyên của quốc gia. Mọi cá nhân và mọi tổ chức đều cần tới nước. Song quyền căn bản về nước này của cá nhân và tổ chức chỉ được đặt trong điều 43, mục 2 của chương 4 là chưa đủ. Quyền này cần được xác lập ngay ở chương 1, phần Quy định chung cùng với trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
* Quyền cá nhân và tổ chức dân cư tham gia quản lý nguồn nước trên địa bàn thông qua các phát hiện, các khiếu kiện hành vi gây hậu quả đối với nguồn nước. Vai trò của cộng đồng dân cư trong quản lý nguồn nước cần được chú trọng trong luật nước. Đây là cách nhìn tiến bộ trong luật 1998 cần được kế thừa ở dự thảo.
Dân cư ở mọi địa bàn đều rất nhạy cảm với các ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của nguồn nước. Họ có quyền được bảo vệ nguồn nước thông qua các hoạt động như: phát hiện, giám sát, lên tiếng, kiến nghị, tố cáo…các hoạt động có hại với các cơ quan có trách nhiệm. Khả năng này ở các cộng đồng dân cư là rất to lớn. Nhà nước cần xác định trách nhiệm bảo vệ quyền được tham gia này của người dân.
Rất tiếc mặc dù điều 6, chương 1 có đưa ra quy định chung là: “Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”, song tinh thần của quy định này lại rất ít được thể hiện trong các chương sau và bị bó lại ngay ở phần a - mục 1 của điều 6 này. Đó là: “Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn bị ảnh hưởng”. Đại diện cộng đồng ở đây không rõ: ai là người được chọn là đại diện và chủ thể nào đứng ra chọn đại diện.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thu Linh
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
 

Xóa tư tưởng bao cấp trong Luật Tài nguyên nước

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: BẢN TIN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐCCT :: Tin tức hàng ngày-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Tue Mar 19, 2024 6:12 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất