Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Gặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
fat_Mouse

fat_Mouse

Điều hành diễn đàn

Huy chương : Gặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá  Huychu10Gặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá  Medal111
Tổng số bài gửi : 550
Điểm : 866
Được cảm ơn : 34
Ngày tham gia : 24/11/2010

Gặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá  Empty
Bài gửi Gặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá  EmptyGặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá    Gặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá  I_icon_minitimeMon Sep 10, 2012 12:59 pm Bài viết số 1

Gần 4 năm qua (2009-2012), các đơn vị thi công thuộc Liên đoàn QH &TN nước miền Bắc đã nỗ lực vuợt lên mọi thách thức, khó khăn, thiếu thốn đời thường để hoàn thành Đề án “Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước dưới đất khu vực thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang”, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh, quốc phòng tại vùng biên ải xa xôi của Tổ Quốc.
Gặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá  20768_Nh_c_nh_n_tim_ngu_n_n__c
Đoàn đi thực địa

Mặc gió mưa, đường xá lầy thụt thấm đẫm bùn nước sau cơn bão số 5, Đoàn công tác do Trung tâm QH &ĐT TNN, Liên đoàn QH&ĐT TNN miền Bắc chủ trì với sự tham gia của đại diện một số Vụ chức năng thuộc Bộ, Sở TN & MT Hà Giang… vẫn đến thị trấn Mèo Vạc, Hà Giang, nơi cánh thợ khoan đang khẩn trương thi công 4 lỗ khoan cuối cùng để kết thúc Đề án vào cuối năm nay.

Hầu hết anh em ăn ở, làm việc trong những căn lán sơ sài, căng bạt tránh nắng mưa và túc trực bên các máy khoan đang thi công các lỗ khoan (LK) CT1, CT2, CT5 và CT7 từ sáng sớm đến tối mịt.
Trong câu chuyện, các anh “lính khoan” không giấu nổi niềm vui được mang sức trẻ cống hiến cho việc tìm kiếm nguồn nước trên cao nguyên núi đá. Khi đuợc hỏi về nỗi niềm xa nhà, có anh cười, dí dỏm: Chẳng nói chắc các chị cũng biết đấy! Kĩ sư Nguyễn Khắc Đôn còn rất trẻ, lần đầu tiên được giao làm chủ nhiệm một đề án có ý nghĩa sâu sắc về CT-KT-XH, chia sẻ: “ Xa nhà trong hoàn cảnh đã có con, vợ lại đang mang bầu cũng thấy trăn trở! Bù lại, tôi rất vui được nhận nhiệm vụ khó khăn, đáng tự hào, lại được lãnh đạo Bộ, Trung tâm, Liên đoàn và đồng đội luôn quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ về mọi mặt”.

Đề án nằm trên địa bàn thi công rất khó khăn, cấu trúc địa chất phức tạp gặp nhiều hang karst kích thước lớn, thành vách lỗ khoan dễ chồi chìa… nên việc khoan lấy mẫu, khoan doa mở rộng đường kính để kết cấu chống ống rất khó khăn, dù các đơn vị đã bố trí những thợ khoan có kinh nghiệm, từng “chinh chiến” ở những vùng tương tự.
Trong thi công, từ khâu giải phóng mặt bằng đến vận chuyển thiết bị, vật tư, nước cho thi công…đều chi phí lớn.” Khó khăn là vậy, nhưng qua 4 năm triển khai Đề án có thể khẳng định: các hạng mục công việc được tiến hành đúng trình tự của công tác điều tra địa chất cơ bản từ giải đoán ảnh, khảo sát, đo địa vật lý, lựa chọn vị trí lỗ khoan, thi công khoan, hút nước thí nghiệm, lấy và phân tích đánh giá chất lượng mẫu nước…đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Mưa vẫn rơi tầm tã, bầu trời Mèo Vạc xám xịt, thấm đẫm nước, cánh thợ khoan thi công LKCT1 vẫn kiên trì khắc phục sự cố. Kĩ sư Vũ Đình Thảo, Đoàn trưởng Đoàn 54 phụ trách LK, mặt sạm đen, hốc hác vì mất ngủ, kể: Chúng tôi thi công lỗ khoan này từ ngày 22/4 đến 23/6/2012 đạt độ sâu 230 m; nhưng khi khoan doa để kết cấu ống chống, ống lọc theo thiết kế thì gặp sự cố đá nứt nẻ, chồi chìa làm kẹt bộ dụng cụ ở độ sâu 207 m.
Suốt 2 tháng vật lộn với LK, mới cứu được 180m cần, phần còn lại bị kẹt sâu, đưa dụng cụ xuống, càng kẹt thêm. Trước rủi ro này, toàn Đội cũng nản lòng, nhưng vẫn kiên trì cứu LK.
Kỹ sư Chu Hữu Hòa, được mệnh danh là “Chuyên gia cứu kẹt” lên đây nửa tháng nay, cùng “gối đất nằm sương” với anh em để khắc phục sự cố, anh bảo: Việc cứu LK chưa thành, chính là do bộ cứu kẹt chưa đảm bảo chất lượng, không đồng bộ; bộ dụng cụ bị kẹt nằm ở độ sâu 207 m, anh em đã đưa hàng trăm mét cần khoan xuống để kéo lên đều bị đứt gãy.
Chúng tôi vừa dùng giải pháp: đưa bộ ống mẫu xuống LK, khoan chụp từ trên xuống, cắt các vật ngáng nhô ra làm kẹt bộ dụng cụ rồi dùng ống khoan dài, đường kính lớn khoan chụp đưa lên để khơi thông LK, hy vọng sẽ có kết quả!
Gặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá  20769__oan_lam_vi_c_trong_lan_th__khoan
Trong lán thợ khoan, nghe chuyên gia Hòa (giữa) kể chuyện cứu kẹt lỗ khoan

Đường tới LK CT7 lầy lội, cheo leo rất khó đi, từ xa đã thấy từ miệng LK nước được bơm lên rất mạnh. Niềm vui lấp lánh trong ánh mắt thợ khoan bởi họ đã gần về đích trong chặng đường đua.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Kềnh, Phó Liên đoàn trưởng kể: Sau 4 tháng thi công khoan và kết cấu ống khai thác theo thiết kế, hiện LKCT7 đang thổi rửa, làm sạch, có triển vọng đạt lưu lượng khoảng 3,5 lít/giây (tương đương 300 m3/ngày). Khi hoàn thành sẽ đáp ứng được phần lớn nhu cầu nước cho người dân Mèo Vạc.
“Chiến tích’ của anh em tại LK này là khi thi công đến độ sâu 169/ 230m thì gặp nhiều tầng hang karst, có hang rộng lớn, chiều cao trần tới 23 m, chứa toàn cuội sỏi grabo dễ sập lở, chồi chìa. Đơn vị thi công đã mất rất nhiều công sức, dùng mọi biện pháp khống chế, mới khoan được độ sâu theo thiết kế.

Đôi điều cảm nhận

Sau khi đi thực địa, chị Trương Thị Hiên, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ TN & MT tâm sự: Lên Mèo Vạc mới thấy anh em thợ khoan làm việc quá vất vả, điều kiện ăn ở, sinh hoạt vô cùng thiếu thốn. Gạo ở đây đắt hơn Hà Nội 4.000 đ/kg, các loại thực phẩm thiết yếu khác cũng tương tự; nước cho sinh hoạt, thi công phải thuê vận chuyển với giá 350.000-400.000 đ/xe, dung tích 7m3 ;1 tấn đất sét đưa từ Hải Dương lên cao gấp 40 lần dưới xuôi. Địa tầng thi công các LK lại quá phức tạp, dễ bị sự cố… Nhưng anh em vẫn bám trụ để hoàn thành nhiệm vụ, thật đáng quý! Đề án có nhiều khoản chi phí phát sinh, vượt dự toán ban đầu, chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho đơn vị.
Chị Phạm Thị Hải, Sở TN & MT tỉnh Hà Giang cho rằng: Đề án có ý nghĩa lớn với đồng bào vùng cao nguyên núi đá, nhất là Thị trấn Mèo Vạc. Hy vọng kết quả của Đề án sẽ được Bộ TN & MT, UBND huyện Mèo Vạc quan tâm, có phương án cụ thể trong việc xây dựng các công trình khai dẫn, đưa nước về với đồng bào, góp phần làm khởi sắc bức tranh KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên ải Đông Bắc.



Thu Nga

Theo: monre.gov.vn
Về Đầu Trang Go down
 

Gặp “đội quân” tìm nguồn nước trên cao nguyên đá

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: BẢN TIN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐCCT :: Tin tức hàng ngày-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Tue Mar 19, 2024 5:07 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất