Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi Th_310Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi Empty
Bài gửi Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi EmptyHành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi   Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi I_icon_minitimeThu Sep 27, 2012 11:29 am Bài viết số 1

Một chiều rảnh rỗi làm một chuyến thăm Hành cung cổ bi!
xem Hành cung của chúa Trịnh Cương ngày xưa thế nào!

Thông tin về Hành cung này cũng khá nhiều trên mạng:
cụ thể như sau:

Hành cung Cổ Bi xưa thuộc làng Cổ Bi, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội).

Kinh Bắc là vùng đất có bề dày về lịch sử và văn hoá, nơi đây đã sản sinh và gắn bó với nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng. Vào đầu thế kỷ XVIII, vùng đất này càng nổi tiếng hơn bởi nó liên quan trực tiếp đến các chúa Trịnh, đặc biệt với Nhân Vương Trịnh Cương, người có nhiều thành tựu quan trọng trong cải cách tài chính, đổi mới và chấn hưng nền kinh tế dưới thời Lê Trung hưng (thời vua Lê - chúa Trịnh).


Theo các tài liệu sử cũ: Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng và Đại Việt sử ký tục biên, vào tháng 7 năm Đinh Mùi (1727) chúa Trịnh Cương cho xây dựng phủ đệ mới ở làng Cổ Bi. Cổ Bi là một địa danh nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc, lại tiếp giáp với xã Như Kinh, quê hương bà Trương Thái Phi, mẹ đẻ của Trịnh Cương, vì vậy Chúa thường tuần du tới đây (hiện thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên còn di tích Từ Vũ).

Là người am hiểu thuật phong thủy, chúa Trịnh Cương đã chọn Cổ Bi làm địa điểm xây dựng phủ đệ mới, khi hoàn thành sẽ dời phủ đệ cũ ở thành Thăng Long sang, biến Cổ Bi thành trung tâm quyền lực và thành kinh đô thứ hai của người "điều hành quốc gia". Theo sử ghi chép, công việc được hoàn thành trong một tháng và được đặt tên mới là phủ Kim Thành.

Tháng 7/1729 nước sông lên to, đê Cự Linh bị vỡ khiến thành Cổ Bi bị đổ nát và sau đó chúa Trịnh Cương mất. Đến năm Ất Hợi (1755) chúa Trịnh Doanh, con chúa Trịnh Cương nối nghiệp cha cho phục dựng lại hành cung Cổ Bi và xây thêm cung miếu.

Theo truyền thuyết dân gian, hành cung Cổ Bi là một hệ thống thành luỹ, cung điện nguy nga, phủ chúa là cung điện lớn bề thế, hai bên có các con thú lớn bằng đã ngồi chầu, như tượng voi, sư tử, hổ, chó... mang đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII (nay vẫn còn). Xung quanh là hệ thống hành dinh của các quan, trong thành có nhiều cây cổ thụ khiến không gian trở nên bề thế và trang nghiêm.

Qua kết quả khảo sát thực địa của các nhà khảo cổ, hành cung Cổ Bi - phủ Kim Thành xưa, ngoài khu vực trung tâm còn có các vòng thành bao bọc, kéo dài từ sông Đuống đến dốc Lời qua trung tâm thị trấn Trâu Quỳ sang đê Hội Xá. Vết tích đoạn thành phía Tây nằm trên đường từ Cổ Bi đến đê sông Đuống (nay là con đường cao hơn 1m rộng 3m trên đường vào thôn Cam sang thôn Vàng). Hành cung Cổ Bi đã được TP Hà Nội xếp hạng di tích năm 2005 và đang được tiến hành lập hồ sơ khoa học trình Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia.
Tìm mãi mới thấy đường vào của Hành cung này.
bây giờ Hành Cung này cũng là đình Binh Minh thuộc tổ dân phố Bình Minh.
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0132
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0133

Dấu vết xưa của Hành cung còn lại chỉ là những bức tượng thú bằng đá xanh khá đẹp
hiện nay vẫn còn
Đây chắc là con sư tử
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0134
Voi
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0135
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0138
Về Đầu Trang Go down
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi Th_310Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi Empty
Bài gửi Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi EmptyRe: Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi   Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi I_icon_minitimeThu Sep 27, 2012 11:29 am Bài viết số 2

Vào đình ngắm nghía một lúc
thấy mọi người vào đông, tưởng mọi người đang chơi cầu lông
đến gần thì hóa ra không phải mà đó là môn Bóng Cửa.
thấy các cụ bảo chơi lâu lắm rồi
mà thú thực là mình chưa thấy bao giờ....
nhìn qua thì nó giông bi-a trên đất...
người chơi chủ yếu là các cụ, ai cũng hăng say, vui vẻ
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0148
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0149
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0147
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0146
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0145
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0144
Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi IMG_0143
Về Đầu Trang Go down
 

Hành cung Cổ bi - một buổi chiều rảnh rỗi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: PHÒNG NGHE NHẠC VÀ TRIỂN LÃM ẢNH :: Ảnh cuộc sống quanh ta-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 9:19 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất